Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và hệ sinh thái môi trường. Vì thế mà nhiệm vụ trước mắt của ngành nông nghiệp là phát triển bền vững, xây dựng mô hình thân thiện với môi trường bằng nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) là tất yếu. Để quá trình phát triển có hiệu quả cần tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sản xuất nông nghiệp để phục vụ việc tái sản xuất để mang lại nhiều giá trị kinh tế lớn hơn.
Mục tiêu của xu hướng phát triển KTTH bền vững trong nông nghiệp là:
- Ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất vì giảm chi phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên như tái sử dụng chất thải, xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu…
- KTTH giúp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi nguyên liệu trong quá trình sản xuất hiệu quả được đánh giá rất cao.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường của ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp vì lạm dụng việc sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV và chất thải chăn nuôi đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng môi trường. Hoạt động chăn nuôi là nguồn phát thải khí amoniac cao hơn mức cho phép, nước nhiễm bẩn coliform.
Quy mô và sản lượng nông sản tăng cao kéo theo nhu cầu dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và hóa chất BVTV. Việc đốt phế phẩm nông nghiệp trong trồng lúa, cà phê và ngô gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ. Lượng khí này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thải ra nhiều khí nhà kính như SO2, NOx, CO, OC, CH4, hợp chất hữu cơ (VOC), O3,…
Với hệ lụy ô nhiễm thì sản xuất nông nghiệp cần ứng dụng ngay KTTH để tạo ra nhiều sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và chất thải ra ngoài môi trường. So với kinh tế truyền thống chỉ khai thác tài nguyên tạo ra lượng phế thải khổng lồ thì KTTH sẽ xây dựng bước đổi mới tích cực hơn.
Một số mô hình KTTH điển hình trong sản xuất nông nghiệp
Ở nước ta, KTTH được tận dụng tối đa, điển hình là các mô hình: trang trại – ao – chuồng; vườn – ao - chuồng – rừng; vườn – ao – chuồng – biogas. Điểm nổi bật của các mô hình này với quy trình sản xuất khép kín, tận dụng tối đa chất thải, phế phẩm làm nguyên liệu sản xuất đầu vào nhờ công nghệ sinh học – hóa lý.
Nam Định là địa phương thành công trong việc ứng dụng có hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế này. Các mô hình tiêu biểu như:
- Triển khai ý tưởng tái chế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón.
- Sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất bạc màu, thiếu dinh dưỡng để tăng độ phì nhiêu cho đất hoặc ứng dụng kỹ thuật canh tác rau hữu cơ và an toàn.
- Tái sử dụng chất thải làm phân bón nông nghiệp, vừa tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu sản xuất sạch và thân thiện hơn với môi trường.
Các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Hòa Bình đã tạo ra lượng bò giống chất lượng vì:
- Áp dụng mô hình chăn nuôi, sản xuất phân bón VSV mang lại nhiều lợi ích kinh tế và BVMT.
- Áp dụng quy mô tuần hoàn khép kín sử dụng đệm lót kết hợp men vi sinh làm đệm lót sinh học.
- Đệm lót có thể dùng làm phân bón vì được làm từ vỏ trấu, thân cây, vỏ cây keo nhờ vậy mà trang trại thu hồi toàn bộ chất thải của vật nuôi.
Ở Hà Nội cũng thành công với nhiều mô hình thí điểm trong việc xử lý môi trường, đặc biệt là rác thải ở các đồng ruộng:
- Sau khi thu hoạch, phế phẩm nông nghiệp được người dân kết hợp chế phẩm vi sinh để xử lý.
- Loại phân hữu cơ giúp cây trồng kháng bệnh và điều trị bệnh cho cây trồng hiệu quả.
- Người dân cũng tận dụng rơm rạ, vỏ cây hay xơ dừa làm giá thể gieo trồng để giảm phát thải ra ngoài môi trường.
Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp
Hình thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta có quy mô nhỏ, ít cơ sở ứng dụng khoa học – công nghệ trong việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Còn đối với cơ sở lớn, doanh nghiệp nông nghiệp đã biết cách đổi mới công nghệ, họ tận dụng chất thải làm phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm.
Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp:
Về cơ chế chính sách
- Tùy thuộc vào từng nhóm ngành, lĩnh vực, sản phẩm, nguyên vật liệu hoặc quy mô sản xuất mà có chính sách, hướng dẫn quy định cụ thể.
- Các chính sách giúp cơ sở sản xuất nông nghiệp thực hiện đồng bộ, khuyến khích tạo ra nhiều mô hình ứng dụng KTTH trong hoạt động phát triển kinh tế.
Về ứng dụng khoa học – công nghệ
- Đây là cơ hội quan trọng để mang lại sự tăng trưởng cao trong phát triển toàn diện nền KTTH.
- Phát triển chuỗi sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như xây dựng thương hiệu tốt trong việc xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Về việc nhân rộng và phát triển nhiều mô hình KTTH
- Việc phát triển mô hình KTTH phải dựa vào đặc tính tự nhiên, vùng miền, vị trí địa lý từng khu vực mà ứng dụng từng mô hình tương ứng.