Kinh tế tuần hoàn và môi trường ở Việt Nam
Đã kiểm duyệt nội dung
Các mô hình kinh tế truyền thống – kinh tế tuyến tính hoạt động theo nguyên lý khai thác tài nguyên môi trường chủ yếu bằng hoạt động khai thác, sản xuất, tiêu dùng và kết quả cuối cùng là tạo ra nguồn thải khổng lồ ra ngoài môi trường.
Hệ lụy những mô hình này khiến môi trường bị suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn thai gia tăng và để lại nhiều khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng. Và kinh tế tuần hoàn chính là sự thay thế hoàn hảo nhất. Vậy nó có gì khác biệt mà có thể khiến cả thế giới phải công nhận?
Với một vòng đời khép kín, kinh tế tuần hoàn chú trọng hơn đến hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng trong quá trình sản xuất/phân phối hàng hóa ở các cấp độ vi mô, trung gian và vĩ mô. Ở đây, mục tiêu quan trọng nhất không thể bỏ qua đó chính là việc gắn liền phát triển kinh tế theo hướng bền vững gắn liền với việc đảm bảo chất lượng môi trường, đảm bảo sự thịnh vượng, đáp ứng lợi ích cộng đồng và mang lại hệ sinh thái đa dạng, phong phú hơn.
Nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam gắn liền với môi trường
Việt Nam tích cực sử dụng thị trường hàng hóa, dịch vụ môi trường, tăng cường sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngành công nghiệp môi trường được đánh giá là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn phát triển ở nhiều cấp vĩ mô trong nền kinh tế chung của cả nước.
Hàng hóa môi trường là sản phẩm có thể đem trao dổi mà nó đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng môi trường nằm trong phạm vi quản lý và quy định của nhà nước. Chúng có chức năng giảm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ứng dụng cao việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, năng lượng gió. Đơn giản hơn nó giúp quá trình sản xuất vừa giảm chi phí vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ở đó, những loại hàng hóa này mang tính hiện hữu cao, tham gia trực tiếp vào quá trình quan trắc, kiểm soát và quản lý nguồn thải ô nhiễm như tham gia xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, CTR, CTNH.
Riêng ngành công nghiệp môi trường gắn liền với nhiều hoạt động phân tích mang lại nhiều lợi ích vừa kiểm soát có hiệu quả vừa phục hồi các tài nguyên bị ô nhiễm. Con người có thể dựa vào đó mà thu gom và vận chuyển dễ dàng tài nguyên môi trường, tái sử dụng thành nguồn năng lượng sạch. Dựa vào thành công của khoa học – công nghệ có thể ứng dụng công nghệ hiện đại làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, năng suất sản xuất và tăng giá trị nền kinh tế tuần hoàn theo hướng bền vững hơn.
Mặc dù Việt Nam vẫn chưa tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn nhưng chúng ta cũng cần xem xét và ứng dụng từng bước để mang lại kết quả khả quan hơn. Bởi lẽ, những quy luật này cho phép chuyển đổi nhanh từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ thích ứng nhanh với bối cảnh khủng hoảng về tài nguyên mà còn mang lại nhiều lợi ích để đối phó với biến đổi khí hậu.
Vẫn là hướng đến hình ảnh “môi trường”, kinh tế tuần hoàn sẽ là kết quả giảm tỷ lệ suy thoái, nâng cao nhận thức của con người, hỗ trợ tái chế 100% phế thải, chất thải, xây dựng nền kinh tế ít phát thải cacbon trong các ngành công nghiệp nặng.
Cần xây dựng và tuyên truyền trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp làm chiến lược kinh doanh hàng đầu. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh hội nhập văn hóa - công nghiệp ngày càng sâu rộng, các tiêu chuẩn về kỹ thuật môi trường ngày càng được chú trọng hơn đảm bảo triển khai tốt và chặt chẽ hàng loạt vấn đề vấn đề xã hội.
Để kinh tế tuần hoàn du nhập và phát triển vào Việt Nam, văn hóa được đánh giá là rào cản lớn nhất để nước ta khởi động các chương trình này. Về vấn đề môi trường, văn hóa thúc đẩy người tiêu dùng ứng xử tốt với môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tái sử dụng, tái chế chất thải. Phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ và xử lý môi trường triệt để.
Vậy Việt Nam có thể ứng dụng nền kinh tế thị trường này không?
Mặc dù nước ta không tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn nhưng nhiều vấn đề hình thành và dấu hiệu tiếp cận với nền kinh tế gần giống với mô hình kinh tế này khá sớm.
Đối với ngành nông nghiệp
- Mô hình thu gom và ủ tưới rau củ, hoa quả xuất hiện từ TK XX ở Hà Nội.
- Thời chiến tranh, người ta ứng dụng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu chế ra các mảnh bom, mảnh đạn.
- Mô hình vườn – ao – chuồng, vườn – ao – rừng có kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi theo chuỗi thức ăn.
- Mô hình chăn nuôi hộ trang trại có thu hồi phân xử lý thành khí biogas tăng hiệu quả kinh tế xuất hiện đầu tiên ở mô hình nuôi bò ở Mộc Châu
Đối với ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Các làng nghề truyền thống sử dụng phế liệu, phụ phẩm, chất thải từ sản xuất công nghiệp.
- Sản xuất theo hướng “sạch” được triển khai ngày càng rộng và đem lại hiệu quả nhất định tránh lãng phí, năng lượng và hạn chế xả thải ra ngoài môi trường.
- Các KCN sinh thái mới ra đời ngày càng nhiều là hình ảnh gần giống với kinh tế tuần hoàn đem lại hiệu quả khá cao.
- Nhiều doanh nghiệp không để lãng phí chất thải mà bắt đầu tái sử dụng, tái chế chất thải.
Và để phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, cần xác định cơ hội và thách thức về vấn đề phát triển kinh tế nói chung và xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn nói riêng. Vì thế cần hiểu rõ bản chất mô hình kinh tế này để phân định và đánh giá nền kinh tế với các mô hình đã có.
Xem thêm một số hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần lập!