Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Làm Giấy Phép Môi Trường Là Làm Gì?


75 Lượt xem - Update nội dung: 29-11-2024 09:07

Đã kiểm duyệt nội dung

Giấy phép môi trường đã trở thành hồ sơ quen thuộc đối với những doanh nghiệp đã và đang trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên đối với nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện giấy phép môi trường thì đây vẫn là công việc khá mơ hồ. Vậy làm giấy phép môi trường là làm gì? Mời doanh nghiệp cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Làm giấy phép môi trường là làm gì

1. Chi tiết về thực hiện hồ sơ giấy phép môi trường

Làm giấy phép môi trường được hiểu là việc làm tuân thủ theo quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Tùy vào tính chất của mỗi dự án mà việc thực hiện giấy phép môi trường sẽ có sự khác nhau về quy trình. Cụ thể có các trường hợp như sau:

  • Dự án đã hoạt động.
  • Dự án mới chưa đi vào hoạt động.

Trong nội dung dưới đây sẽ cung cấp thông tin đối với trường hợp dự án mới, chưa đi vào hoạt động và đang chuẩn bị làm giấy phép môi trường. Đối với trường hợp này, giấy phép môi trường cần được tiến hành trước khi xin thủ tục xây dựng hoặc triển khai lắp đặt máy móc, nhà xưởng.

Doanh nghiệp có thể tự làm giấy phép môi trường hoặc thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thực hiện. Để ra được giấy phép, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều công việc, bao gồm:

1.1. Xét đối tượng dự án

Đầu tiên là doanh nghiệp cần tra cứu luật BVMT 2020, Luật Đầu tư công 2019, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Phục lục đi kèm có liên quan để biết được dự án của mình thuộc nhóm mấy, cơ quan cấp giấy phép là cơ quan nào (UBND cấp Huyện, UBND cấp Tỉnh hay Bộ TNMT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

1.2. Chuẩn bị hồ sơ cần thiết

Sau khi đã biết được dự án thẩm quyền cấp phép thì tiến hành chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết như. Một số hồ sơ cần chuẩn bị là: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy tờ đất, quyết định phê duyệt ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, giấy phép xây dựng, thỏa thuận đấu nối nước thải, hợp đồng đấu nối nước thải, giấy phép xả thải, bản vẽ tổng thể mặt bằng của dự án, v.v….và các hồ sơ liên quan khác.

Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết
Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết là một bước quan trọng (ảnh minh họa)

1.3. Soạn thảo văn bản, viết báo cáo

Sau khi đã chuẩn bị và tập hợp đầy đủ các hồ sơ, thông tin cần thiết thì doanh nghiệp sẽ tiến hành viết báo cáo. Trong nội dung quyển báo cáo sẽ có các nội dung như: Giới thiệu về dự án (tên, địa điểm, ngành nghề, công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư), sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có), sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư (Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có) như: công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải; công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, công trình biện pháp giảm tiếng ồn, độ rung, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác, v.v… Ngoài ra còn có các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chương trình quan trắc môi trường của cơ sở (Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc chất thải, v.v…)

1.4. Nộp báo cáo lên cơ quan chức năng

Chủ đầu tư sau khi hoàn thành hồ sơ và viết báo cáo thì in các quyển báo cáo và nộp lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường. Sau thời gian 1 -2 tuần, cơ quan thẩm định giấy phép sẽ tiến hành kiểm tra thực tế dự án đầu tư; sau đó thành lập hội đồng thẩm định (có chủ đầu tư dự án tham gia).

1.5. Họp hội đồng thẩm định

Họp hội đồng thẩm định sẽ có các trường hợp:

- Đối với trường hợp dự án được hội đồng thông qua và không cần điều chỉnh nội dung thì chủ đầu tư không cần chỉnh sửa nội dung (chờ ngày ra giấy phép).

- Đối với trường hợp dự án không được hội đồng thông qua thì phải quay lại, xét lại từ đầu.

- Đối với trường hợp dự án được hội đồng thông qua và cần chỉnh sửa lại nội dung thì chủ đầu tư dự án sẽ chỉnh sửa lại nội dung báo cáo theo ý kiến hội đồng. Sau đó bộ phận thụ lý sẽ gửi 1 biên bản họp hội đồng và 1 công văn.

Căn cứ vào biên bản + công văn, chủ đầu tư sử lại nội dung báo cáo và nộp lại cơ quan chức năng.

= > Nếu đủ điều kiện cấp phép thì sẽ được cấp giấy phép môi trường, chủ đầu tư nộp phí thẩm định và chờ ngày ra giấy phép.

Một buổi họp hội đồng thẩm định
Một buổi họp hội đồng thẩm định (ảnh minh họa)

1.6. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường

Sau khi đã được cấp GPMT, chủ đầu tư dự án sẽ xin giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo đúng với quy mô, công suất đã đăng ký trong giấy phép môi trường (công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải, nước thải; công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, v.v…).

1.7.  Vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường

Khi đã hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý khí thải, bụi, chất rắn hoặc nước thải thì cần tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công trình và sự phù hợp của công trình với yêu cầu bảo vệ môi trường.

Sau khi hoàn thành các công việc trên thì dự án có thể đi vào hoạt động. 

2. Thông tin đơn vị tư vấn thực hiện giấy phép môi trường

Trên đây là một số công việc cơ bản khi làm giấy phép môi trường chủ đầu tư có thể tham khảo. Thực tế, quy trình trên có thể khác nhau tùy vào tính chất mỗi dự án.

Vì vậy để biết chính xác làm giấy phép môi trường là làm gì, Anh/Chị có thể liên hệ theo thông tin bên dưới hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để được chuyên viên chia sẻ cụ thể và chính xác hơn.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

- Văn phòng: 965/16/23L Quang Trung, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM

- Chi Nhánh Bình Định: Đường Nguyễn Quý Đức, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn.

- Chi Nhánh Cà Mau: Số 08 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 5, Tp. Cà Mau.

- Website: https://moitruonghopnhat.com

- Email: congthongtin@moitruonghopnhat.com

- Hotline:  028 38 315 423

** Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và mỗi thời điểm có thể thay đổi khác nhau.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(17:06 11-12-2024)
Dịch vụ Vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả sẽ giúp tối ưu chi phí, giúp hệ thống hoạt động ...
(17:00 11-12-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(10:03 11-12-2024)
Nước thải của nhà máy trên là nước thải sinh hoạt, với công suất thiết kế 100m3/ngày.đêm sẽ có chi phí dao động ...
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768