Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Làm khô cặn bùn bằng thiết bị lọc chân không


785 Lượt xem - Update nội dung: 16-11-2022 10:10

Đã kiểm duyệt nội dung

Cặn bùn là sản phẩm sau cùng của quá trình xử lý nước thải. Tùy vào đặc tính nước thải đầu vào mà việc xử lý cặn bùn sẽ ứng với phương pháp xử lý phù hợp. Làm khô cặn bùn bằng thiết bị lọc chân không là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất so với các phương pháp khác bởi cách thực hiện đơn giản không đòi hỏi người xử lý có trình độ chuyên môn cao.

làm khô cặn bùn bằng thiết bị lọc chân không

1. Các loại cặn bùn từ quá trình xử lý nước thải

Trong công nghệ xử lý nước thải bằng bất kỳ phương pháp nào: cơ học, sinh học (bậc I hoặc bậc II) đều có tạo nên một lượng bùn đáng kể.

Các loại bùn đó là:

  • Bùn (hay cặn) tươi là các chất hữu cơ không hòa tan lắng ở bể lắng đợt I;
  • Bùn hoạt tính dư (sau khi sử dụng bể aerotank) và màng sinh học (khi sử dụng bể lọc sinh học) từ bể lắng đợt II;
  • Cát từ bể lắng cát.

Các loại bùn kể trên đều có mùi hôi thối khó chịu và gây tác động xấu đối với môi trường và do đó, nhất thiết cặn bùn phải được xử lý.

Mục đích của việc xử lý cặn bùn là:

  • Làm giảm độ ẩm và thể tích bùn;
  • Ổn định bùn;
  • Khử trùng.

2. Thiết bị lọc chân không làm khô cặn bùn

Có ba loại thiết bị lọc chân không được sử dụng để làm khô cặn của nước thải:

  • Thiết bị lọc chân không dạng hình trống;
  • Thiết bị lọc chân không hình trống có vải lọc, chuyển động tách rời;
  • Thiết bị lọc chân không dạng đĩa và băng tải.
Bộ thiết bị lọc chân không xử lý bùn cặn
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Trong đó, thiết bị lọc chân không hình trống là loại thiết bị làm ráo nước trong bùn đạt hiệu quả cao nhất.

Thiết bị lọc chân không có đường kính khoảng 3 - 4m và được đặt nằm ngang ngập 1/3 vào máng chứa bùn. Thiết bị chân không được bọc dưới lớp lưới lọc bằng vải capron, perlong, dacron,…

Khi trống quay, dưới tác động của chân không (do bơm chân không tạo nên), xảy ra quá trình tách nước khỏi bùn và bùn sau khi tách nước được thổi khí nén để làm ráo nước thêm. Như vậy khi trống quay được một vòng nó hoàn thành 3 nhiệm vụ:

  • Hút bùn lên bề mặt lưới lọc và dính bám ở đó một lớp bùn dày 10 – 30mm.
  • Tách nước ra khỏi bùn;
  • Thổi khí nén làm khô thêm bùn.

Trong đó, hai nhiệm vụ đầu được hoàn thành dưới áp lực của chân không và nhiệm vụ thứ ba được hoàn thành dưới tác động của khí nén.

Thời gian một vòng quay của trống dao động khoảng 1,5 – 8, 0 phút.

3. Các thông số cơ bản để tính toán làm khô cặn bùn bằng thiết bị lọc chân không

Đặc điểm của cặn cần làm khô

Thể tích nước rửa m3/m3 cặn

Liều lượng chất phản ứng, % chất khô

Năng suất thiết bị lọc chân không, kg chất khô/m2 bề mặt thiết bị lọc  trong 1 giờ

Độ ẩm của bánh cặn

FeCl2

CaO

Cặn tươi từ bể lắng đợt 1

-

2,0 – 3,5

6 - 9

30 - 40

72 - 75

Hỗn hợp cặn tươi và bùn hoạt tính sau nén

-

3,0 – 5, 0

9 -13

20 - 30

75 - 80

Bùn hoạt tính sau nén

-

6,0 – 9,0

17 - 25

8 - 12

85 - 87

Cặn lên men từ bể lắng đợt 1

1,0 – 1,5

3,0 – 4, 0

6 - 10

25 – 35

75 - 77

Hỗn hợp cặn và bùn hoạt tính  lên men ấm

2,0 – 3,0

4,0 – 6, 0

10 - 15

20 - 25

78 - 80

Hỗn hợp cặn và bùn hoạt tính lên men nóng

3,0 – 4,0

4,0 – 6, 0

10 - 15

17 - 22

78 - 80

Nhìn chung đối với các nhà máy xử lý nước thải có công suất vừa và lớn thường sử dụng các phương pháp làm khô cặn bùn bằng thiết bị lọc chân không bởi việc xây dựng sân phơi bùn để làm khô cặn không phải lúc nào cũng có thể thực hiện (do sân phơi bùn thường chiếm diện tích lớn, đòi hỏi mặt bằng phải đủ rộng và mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy cặn có thể gây ô nhiễm ra xung quanh).

Ngoài phương pháp làm khô cặn bùn bằng thiết bị lọc chân không còn có những phương pháp khác như lọc ép, lọc ly tâm tùy vào mỗi nơi sẽ chọn phương pháp phù hợp.

Công ty Dịch vụ xử lý nước thải

Cảm ơn bạn đã theo dõi, mọi câu hỏi hoặc đóng góp ý kiến về nội dung bạn có thể để lại bình luận bên dưới, Công ty môi trường Hợp Nhất sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Bài viết liên quan:

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:06 29-11-2024)
Chúng ta cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất đặc điểm nước thải và quy trình xử lý nước thải sản xuất gia vị ...
(09:07 29-11-2024)
Làm giấy phép môi trường được hiểu là việc làm tuân thủ theo quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường theo ...
(16:13 28-11-2024)
Việc lập giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến thức ăn thủy sản yêu cầu phải có nhiều thông tin về các giấy ...
(11:23 28-11-2024)
Đối với hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày, diện tích lắp đặt, xây dựng có thể chiếm diện tích 50m2.
(11:17 28-11-2024)
Khi đi vào vận hành, dự kiến có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải tối đa là 63m3/ngày, nước thải chủ ...
(10:00 27-11-2024)
Ngoài nước thải sản xuất thì còn có nước thải phát sinh từ hệ thống lọc nước RO, nước vệ sinh máy móc, nhà ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768