Làm sao để lựa chọn đúng công nghệ xử lý nước thải?
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc lựa chọn đúng công nghệ xử lý nước thải không phải là điều dễ dàng đối với các kỹ sư, đây hẳn là thách thức lớn và phải đáp ứng các yêu cầu về đặc trưng, khả năng tiếp nhận, lưu lượng, hiệu quả xử lý, chi phí xử lý nước thải, điều kiện về khí hậu và nhiều vấn đề khác cũng được xem xét. Có thể ưu tiên những công nghệ tích hợp giai đoạn xử lý đơn giản, ít xảy ra sự cố làm gián đoạn các quy trình xử lý.

1. Làm thế nào để lựa chọn đúng công nghệ xử lý nước thải?
Đối với dự án nâng cấp đi kèm các hoạt động gián đoạn, trình tự xây dựng, khả năng tiếp cận, giấy phép xả thải, giải phóng mặt bằng, thiết bị thay thế. Đối với dự án xây dựng mới hệ thống liên quan đến vị trí, yếu tố xã hội, địa hình, khả năng tiếp nhận nguồn thải. Những tác động trên có thể ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn công nghệ phù hợp.
Ngoài ra cũng cần cân nhắc đến các ảnh hưởng đến công nghệ như thông số thiết kế thực tế, quy mô nhà máy, công suất dòng chảy, tải lượng chất ô nhiễm, giới hạn xả thải, loại nước thải. Khi việc cân nhắc và xem xét các tiêu chí này một cách kỹ lưỡng thì việc lựa chọn công nghệ sẽ đáp ứng nhu cầu của dự án được tiến hành đầy đủ hơn.
Một hệ thống xử lý nước thải là sự phối hợp nhiều bước xử lý khác nhau như sơ cấp, thứ cấp và xử lý cấp .
- Xử lý sơ cấp: Chủ yếu là quá trình làm sạch nước bằng công nghệ sàng lọc và loại bỏ chất thải rắn. Việc lựa chọn công nghệ trong giai đoạn này phụ thuộc vào loại nước thải đầu vào, hàm lượng chất rắn,…
- Xử lý thứ cấp: Quá trình xử lý phức tạp hơn và thường liên quan đến nguồn vi sinh vật để loại bỏ chất rắn và chất hữu cơ. Liên quan đến độ nhạy cảm của nguồn VSV sẵn có, người ta ứng dụng công nghệ phù hợp với nguồn thải như nồng độ pH, nhiệt độ, tải trọng hữu cơ, chất rắn, nồng độ nito, photpho và mật độ coliform trong nước thải. Người ta thường sử dụng công nghệ như mương oxy hóa, đầm phá, lò phản ứng sinh học, lọc màng sinh học. Đối với khu vực nông thôn có thể lựa chọn các giải pháp đơn giản như hệ thống đất ngập nước, đầm phá,…
- Xử lý bậc 3: Loại bỏ chất dinh dưỡng bằng hóa chất để loại bỏ nito và photpho. Các công nghệ thường dùng là lọc bậc 3, bể khử trùng hoặc lọc áp lực có tác dụng xử lý nguồn nước đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

2. Các tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
- Công nghệ phải có lợi ích kinh tế vừa đáp ứng các tiêu chí xã hội và môi trường.
- Công nghệ xử lý nước thải phải có hiệu quả xử lý chất ô nhiễm mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường hoặc chất lượng nước đầu ra.
- Công nghệ phải có khả năng xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm và phù hợp với nguồn thải mà ít có sự can thiệp trực tiếp của con người trong các quá trình xử lý.
- Công nghệ cần tiết kiệm chi phí xử lý nước thải như chi phí đầu tư, vận hành, kiểm tra, nâng cấp, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng hoặc cải tạo hệ thống phù hợp với điều kiện thực tế.
- Công nghệ cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau để đảm bảo chất thải bị phân hủy hoàn toàn.
- Công nghệ cần tích hợp nhiều chức năng khác nhau như phân hủy kim loại nặng, khử chất hữu cơ, vô cơ, chất rắn, cặn bẩn.

3. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải theo đặc trưng của từng loại nước thải
Bên cạnh các yếu tố khác, việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải còn phải dựa trên tính, chất, đặc trưng ô nhiễm của từng loại nước thải. Chẳng hạn như đối với nước thải thủy sản có đặc trưng là chứa nhiều dầu mỡ, chất thải rắn, hàm lượng nitơ, photpho cao, mùi hôi đặ trưng. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào, quy trình chế biến, công nghệ chế biến, .... Từ những đặc điểm đó, người ta lựa chọn công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản như sau:

Còn đối với nước thải dệt nhuộm, trong quá trình sản xuất, nước thải phát sinh ở các khâu như: khâu giặt, khâu nhuộm vải, khâu giặt tẩy,v... Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc vào lưu lượng và hóa chất sử dụng, cơ cấu mặt hàng sản xuất, tỉ lệ sợi vải, sợi tổng hợp, loại hình công nghệ sản xuất (liên tục, gián đoạn, bán liên tục), đặc tính máy móc, thiết bị sử dụng.
Đặc trưng của nước thải dệt nhuộm là: Có nhiệt độ cao, ô nhiễm kim loại nặng và các chất hóa học khác, độ màu cao, tạp chất cơ học lớn. Từ những đặc điểm đó, người ta thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm như sau:

Công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị tư vấn các giải pháp môi trường được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Vì thế mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Hợp Nhất ngay khi bạn có nhu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Gọi ngay Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp