Làm sao để thay đổi nội dung ĐTM và kế hoạch BVMT?
Đã kiểm duyệt nội dung
Không khó để nhận thấy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở nước ta về cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ các loại hồ sơ môi trường cần thiết. Có không ít trường hợp doanh nghiệp bị lúng túng do có nhiều thay đổi liên quan đến dự án khiến các loại hồ sơ bị gián đoạn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng Công ty môi trường Hợp Nhất điểm qua một vài vấn đề về lập ĐTM dự án và Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thay đổi kế hoạch bảo vệ môi trường
Một công ty cho thuê nhà xưởng đã hoàn thành kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, mỗi khách hàng thuê xưởng đều có kế hoạch BVMT riêng và phương án XLNT đạt quy chuẩn xả thải.
Hiện công ty muốn thiết kế hệ thống XLNT tập trung dẫn tất cả nước thải từ các xưởng riêng về một điểm xử lý duy nhất. Với những thay đổi này thì liệu HSMT ban đầu của công ty có cần thay đổi không? Cần lập những loại hồ sơ nào?
Trong trường hợp trên, công ty cần tìm hiểu qua mục 41 của Phụ lục II Mục I của Nghị định 40/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật BVMT. Như quy định nêu rõ, dự án xây dựng HTXLNT tập trung có quy mô từ 2 cơ sở trở lên bắt buộc phải lập báo cáo ĐTM và xác nhận hoàn thành các công trình BVMT.
Có thể nói đây là 2 loại HSMT quan trọng bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Các xưởng sản xuất cần thông báo rõ sự thay đổi phương án XLNT so với kế hoạch BVMT đã xác nhận.
Thay đổi tên chủ báo cáo ĐTM phải làm sao?
Việc báo cáo ĐTM thay tên chủ dự án xảy ra khá phổ biến hiện nay, nhưng nhiều doanh nghiệp lại khá lo ngại vì không biết phải làm như thế nào đúng với quy định. Chẳng hạn, bạn đang tiến hành xin giấy phép xả thải vào nguồn nước nhưng tên chủ giấy phép lại không giống với quyết định phê duyệt ĐTM.
Đối với trường hợp này, trong khoản 5 Điều 1 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì khi thay đổi tên chủ dự án thì chủ dự án mới phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định báo cáo ĐTM và thông báo đến cơ quan phê duyệt ĐTM, cơ quan chuyên môn về môi trường.
Chế độ báo cáo định kỳ theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT
Căn cứ theo Điều 37 thì doanh nghiệp có nhiều dự án (với báo cáo ĐTM, đề án BVMT, kế hoạch BVMT) đã được cơ quan có thẩm quyền khác nhau phê duyệt. Vậy doanh nghiệp phải thực hiện bao nhiêu báo cáo và nộp lên cơ quan nào?
Để xác định rõ số lượng báo cáo, doanh nghiệp cần căn cứ vào quy mô, công suất, loại hình, vị trí, ngành nghề và khối lượng chất thải phát sinh. Do đó mà mỗi doanh nghiệp chỉ lập 1 báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch BVMT.
Ngoài ra nếu đơn vị tập trung nhiều dự án thì sẽ căn cứ vào từng loại HSMT mà thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Nội dung, số lượng, nơi nộp báo cáo quy định rõ tại Điều 37 của Thông tư 25/2019/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp lập báo cáo công tác BVMT định kỳ hằng năm và gửi tới các cơ quan trước ngày 31/01 của năm tiếp theo.
- Báo cáo gửi đến cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận kế hoạch BVMT, đề án môi trường cùng các hồ sơ môi trường tương đương. Hoặc nộp đến Sở TNMT nơi dự án, cơ sở đang hoạt động.
Các quy định về hồ sơ môi trường thay đổi liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng lại gây ra không ít trở ngại đối với nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Do đó, doanh nghiệp cần được tư vấn đầy đủ các vấn đề môi trường một cách đầy đủ và chính xác nhất vừa tiết kiệm thời gian vừa giảm chi phí cho doanh nghiệp đáng kể.
Quý khách hàng cần tư vấn thêm dịch vụ, liên hệ ngay qua Hotline 0938.857.768 để moitruonghopnhat tư vấn nhiều thông tin đầy đủ hơn nhé!