Làm sao để xử lý khí thải sản xuất xi măng?
Đã kiểm duyệt nội dung
Xi măng là thành phần chính của bê tông, vật liệu xây dựng phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng ngành này lại trở thành một trong những ngành có mức phát thải CO2 lớn nhất từ các công đoạn như nung, đóng gói và vận chuyển.
Hiện nay, nhiều nhà máy sản xuất xi măng không ngừng giám sát lượng khí thải theo đúng quy định về xả thải cũng như ứng dụng nhiều công nghệ xử lý khí thải xi măng hiện đại.
1. Một số cách giảm phát thải khí thải
1.1. Kiểm soát chất thải trong lò đốt
- Tăng cường sử dụng nhiên liệu thay thế như tái tạo, năng lượng sạch mà không còn phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.
- Nhiều doanh nghiệp biến chất thải thành năng lượng thông qua việc đốt chất thải.
- Mặc dù quá trình đốt có thể phát thải khí độc hại như thủy ngân, chì, cadium, thalium cùng các kim loại nặng khác,… nên phải thực hiện một cách an toàn hơn.
1.2. Tăng cường giám sát phát thải
- Khí thải nhà máy xi măng gồm CO2, NOx, SO2, thủy ngân và bụi từ nguyên liệu thô, quá trình nung đá vôi hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu khác.
- Vì thế, các nhà máy phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về giới hạn phát thải, giám sát và tiếp nhận chất thải đúng quy định.
2. Một số công nghệ xử lý khí thải xi măng
Để xử lý khí thải xi măng, hiện nay có nhiều phương pháp như:
2.1. Lọc bụi tĩnh điện
- Loại bỏ các hạt trong dòng khí như hạt mịn, bụi, khói và khí thải nhờ trọng lực của điện tích tĩnh điện làm cản trở dòng khí đi qua.
- Bộ lọc tĩnh điện ít xảy ra sự cố, lại dễ mở rộng nên thường ứng dụng xử lý khí thải lò hơi, sản xuất xi măng.
- Hệ thống hoạt động ở nhiệt độ lớn hơn 350 độ C với độ ẩm khá cao. Nó thường bố trí ở giai đoạn cuối để loại bỏ hạt có kích thước nhỏ.
2.2. Xử lý bằng hệ thống hấp thụ
- Nhờ quá trình xử lý hóa học và vật lý mà các phân tử khí trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt. Tháp thực hiện chức năng khử ẩm, khử độc, khử mùi, khí thải và thu hồi các loại hơi có giá trị.
- Sử dụng nhiều dung dịch khác nhau để hấp thụ và loại bỏ nhiều chất ô nhiễm trong khí thải xi măng.
- Tháp này có ưu điểm hiệu quả cao, dễ vận hành, sửa chữa, dung dịch hấp thụ có thể hoàn nguyên và kết hợp cùng hệ thống lọc bụi khác.
2.3. Ứng dụng công nghệ vi tảo
- Vì tạo ra lượng chất ô nhiễm dạng khí mà kỹ thuật xử lý vi tảo trở thành tác nhân phân hủy sinh học hiệu quả, hứa hẹn sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Các thành phần khí thải xi măng như CO2, nito và oxit lưu hình được coi là nguồn dinh dưỡng cho vi tảo phát triển.
- Vi tảo cũng được xem có khả năng cô lập kim loại nặng trong bụi lò xi măng và mang lại nhiều lợi ích.
2.4. Xử lý bụi xi măng bằng túi lọc vải
- Kỹ thuật xử lý này có tác dụng lọc những hạt có tỷ trọng và kích thước lớn. Những hạt bụi lớn rơi xuống đáy và hạt nhỏ bám trên bề mặt túi.
- Những túi này đặt trong buồng kín nhờ ống hút dẫn đến từng khu vực để xử lý.
- Trong các loại túi vải như vải bông, len thì vải sợi tổng hợp được dùng phổ biến nhất vì nó chịu được nhiệt độ cao, bền với chi phí thấp.
- Lọc bụi túi vải có hiệu suất loại bỏ lớn từ 85 – 99%, dễ bảo trì và thay thế.
2.5. Xử lý khí thải bằng Cyclon
- Đây cũng là phương pháp xử lý bụi dùng lực ly tâm chuyển động xoáy trong thiết bị để làm sạch dòng khí.
- Sau khi hạt bụi rơi vào thành ống và rơi xuống đáy thì phần khí sạch thoát ra bên ngoài.
- Việc sử dụng hệ thống cyclon có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, chịu áp suất cao, lực cản khí động học ổn định, cấu tạo hệ thống đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế.
3. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo các nguồn sau:
1. Tài liệu Bộ phận Kỹ thuật công trình - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
2. Tổng hợp.
Trên đây là một số phương pháp xử lý khí thải xi măng, nếu bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý khí thải hãy gọi ngay Hotline: 0938.857.768 để được đội ngũ tư vấn của Công ty môi trường Hợp Nhất lựa chọn giải pháp tốt nhất.