Làm sao để xử lý nguồn nước thải ô nhiễm?
Đã kiểm duyệt nội dung
Trên khắp các diễn đàn, mặt báo, phương tiện truyền thông vấn đề ô nhiễm môi trường hiện đang là chủ đề nóng được bàn luận xôn xao và nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường nước đã và đang dần trở nên nghiêm trọng hơn. Xử lý nước thải ô nhiễm cần đến sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành, cộng đồng dân cư và không thể thiếu đơn vị xử lý nước thải uy tín và chất lượng tiếp nhận dự án.
Theo thống kê, chỉ có 60% trong tổng số 183 khu công nghiệp trên cả nước chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra chỉ có 60 – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng xử lý nước thải ô nhiễm không đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường.
Một số nguồn phát sinh nước thải ô nhiễm
Nước thải chăn nuôi
Chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, hàm lượng COD, BOD5, TN, SS,… là tác nhân chính phân hủy, phát sinh mùi hôi thối, khí độc hại và làm giảm lượng oxy trong nguồn nước. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn dịch tả, vi khuẩn Ecoli gây nguy hại đến sức khỏe của con người và động, thực vật trong tự nhiên.
Chất béo, acid, protit, cacbon, xenlulozo (chiếm 70 – 80%). Bùn, cát, amoni, clorua, đất, urê,.. (chiếm 20 – 30%). Đặc biệt, nếu không được cung cấp oxy liên tục, các chất thải chăn nuôi dễ dàng phát sinh vi sinh vật yếm khí hình thành nhiều khí độc hại như CH4, NH3, H2S, N2,…có mùi hôi, mang độc tính cao ảnh hưởng đến tình trạng không khí xung quanh.
Nước thải trong sản xuất nông nghiệp
Nước thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp phát sinh nhiều thuốc từ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tăng trưởng, phân bón khi tiếp xúc trực tiêp với nguồn nước dễ dàng làm thay đổi các tính chất hóa lý phân tử nước. Hầu hết, tầng nước ngầm, nước giếng (sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt) và một phần chảy thẳng ra sông hồ, ao, suối làm ô nhiễm nước tầng mặt làm thay đổi chất lượng nước về phương diện chất dinh dưỡng và hệ vi sinh sinh sống trong nguồn nước.
Nước thải trong sản xuất công nghiệp
Xuất phát từ các công đoạn chế biến và sản xuất sản phẩm, nước thải công nghiệp có độc tính và khả năng gây ô nhiễm nguồn nước nặng hơn. Các yếu tố như nhiệt độ, cyanua, amoniac, phenol,… khiến nhiều sinh vật chết dần. Các kim loại nặng như chì, sắt, đồng, kẽm, nhôm, asen,.. Với liều lượng lớn ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc ung thư đối với nhiều người. Tuy nhiên nhiều hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả chưa cao, tuy đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nhưng khả năng xử lý nước thải ô nhiễm không hiệu quả.
Phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm
Phương pháp xử lý cơ học
- Dùng để xử lý nước thải cục bộ và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất vô cơ không hòa tan như rác thải, chất thải có kích thước lớn
- Dùng để lắng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước
- Dùng để tách, chiết dầu mỡ về bể chứa dầu
- Dùng để khử các chất có kích thước vô cùng nhỏ như cát mịn qua lưới lọc, vải lọc
Phương pháp xử lý hóa lý
Không tham gia quá trình lắng nhưng vẫn xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm. Quá trình keo tụ - tạo bông khử hoàn toàn các chất lơ lửng nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ các hóa chất đặc trưng như phèn nhôm, phèn sắc, polyme,… tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng cặn trong các giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp xử lý hóa học
Sử dụng hóa chất như Clo, Javen hoặc NaOCl để trung hòa nồng độ pH và khử trùng nguồn nước thải.
Phương pháp xử lý sinh học
Dựa vào các hoạt động của hệ vi sinh vật để tham gia hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải làm tăng hiệu quả làm sạch nước thải.
Công ty môi trường Hợp Nhất thực hiện theo các gói dự án dưới đây
- Tiếp nhận, phân tích và lập báo cáo dự án từ khách hàng
- Tư vấn công nghệ và phương pháp xử lý
- Thiết kế tổng quan hệ thống xử lý nước thải
- Thi công, xây dựng và lắp đặt thiết bị - máy móc vận hành
- Vận hành hệ thống sau khi hoàn thành dự án theo thời gian
- Nghiệm thu dự án và xin giấy phép xả thải
- Bàn giao và chuyển giao công nghệ xử lý cho chủ đầu tư
Các phương pháp xử lý nước thải của Hợp Nhất cam kết bền vững, giá thành đầu tư thấp, công nghệ xử lý nước thải ô nhiễm an toàn và thân thiện với môi trường.