Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Làm thế nào để ứng phó với ô nhiễm môi trường?


1663 Lượt xem - Update nội dung: 26-05-2023 09:47

Đã kiểm duyệt nội dung

Mối quan hệ giữa con người với môi trường luân phiên xoay quanh các vấn đề quan trọng như nước thải, khí thải, rác thải, chất thải rắn hay chất thải nguy hại. Làm thế nào để thoát khỏi việc sống chung với ô nhiễm? Có thể thấy chúng ta đang từng ngày phát triển xu hướng vận động của xã hội từ cơ bản đến phức tạp, từ phương thức sản xuất truyền thống sang cách thức ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động, hiện đại.

Môi trường đang dần suy thoái theo thời gian

Tốc độ dân số tăng, các KCN phát triển, đô thị mọc lên như nấm thúc đẩy kinh tế phát triển, chăn nuôi phát triển, phá rừng xây dựng nhà máy làm phá hủy hệ sinh thái tự nhiên. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khó kiểm soát các chỉ số ảnh hưởng đến môi trường. Nhìn lại thực trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian qua để xác định mục tiêu và hướng đi đúng đắn của Việt Nam là việc làm cần thiết nhất hiện nay.

Thế nhưng nguồn chất thải không được xử lý, gần 90% lượng nước thải chưa được xử lý sơ bộ, rác thải bệnh viện có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhất nhưng hệ thống xử lý khí thải ở các lò đốt rác thì vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Chúng ta hàng ngày dùng hóa chất từ quá trình sản xuất, chất thải sinh hoạt tạo vòng lẩn quẩn ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường nước ngầm. Vô hình chung những tác động từ hoạt động và nhu cầu của con người lại tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.

Làm thế nào để ứng phó với ô nhiễm môi trường

Thế nhưng việc vận dụng có hiệu quả công nghệ xử lý môi trường cũng trở thành vấn đề nhức nhối đối với cộng đồng. Ngoài các công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp truyền thống thì công nghệ SBR, MBR, MBBR hay AAO cũng ngày càng được ứng dụng phổ biến. Thế nhưng không phải dự án nào cũng được ứng dụng xử lý nước thải ô nhiễm thành công.

Một số ví dụ về ô nhiễm môi trường

Điển hình như quá trình xử lý nước thải sông Tô Lịch trong thời gian qua gây tranh cãi lớn đối với dư luận. Trải qua phương pháp xử lý khác nhau từ việc ứng dụng công nghệ nổi trội Nhật Bản đến các biện pháp xử lý đơn giản nhưng chất lượng nước sông Tô Lịch lại ngày càng ô nhiễm.

Đặc biệt, mỗi hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi phải được vận hành thường xuyên, liên tục dưới sự quản lý và giám sát trực tiếp của người có chuyên môn. Có khá nhiều hệ thống được đầu tư bài bản nhưng vì thiếu sót trong giai đoạn vận hành nên nhiều sự cố, hư hỏng hay quá trình xử lý bất thường nhưng không được phát hiện kịp thời gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sau xử lý.

Trong thời qua, môi trường bị “bức tử” của khí thải ô nhiễm, rác thải. Trong khi các doanh nghiệp lớn tuân thủ đầy đủ trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thì hàng loạt cơ sở nhỏ lẻ tự ý xả thải, cố ý gây ô nhiễm bất chấp cơ quan nhà nước kiểm tra và xử lý.

Làm thế nào để ứng phó với ô nhiễm môi trường

Thời gian qua, Việt Nam chứng kiến nhiều sự kiện môi trường nổi bật như cháy nhà máy Rạng Đông, nhiễm dầu nhà máy nước sạch sông Đà, cháy rừng ở miền Trung, mực nước sông Mêkông hạ thấp kỷ lục, ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội và TP. HCM,… Vậy có những thay đổi nào đối với cuộc sống con người khi các sự kiện này diễn ra?

Khi có sự cố môi trường xảy ra, con người khá thụ động với những tác hại khôn lường khi chất lượng môi trường trở nên xấu và rất xấu như hàng ngày chúng ta phải hít thở không khí ô nhiễm với lượng thủy ngân vượt ngưỡng cho phép, cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt vì nước nhiễm dầu khiến các hoạt động thường nhật của gia đình trở nên trì trệ, ngành nông nghiệp thiếu nước sản xuất vì nước sông Mêkong giảm sút rõ rệt, xuất hiện ngày càng nhiều bệnh như bệnh hô hấp, viêm họng hoặc thậm chí bị ung thư vì tiếp xúc lượng bụi quá cao,…

Việt Nam là nước đang phát triển nhưng có lượng rác thải thải ra môi trường gấp 2 – 3 lần so với các quốc gia trên thế giới. Thời gian gần đây, khuyến khích phát triển theo xu hướng không dùng túi nylon, sản phẩm nhựa một lần được thay bằng sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường nhờ nhiều dự án/chương trình hướng cộng đồng đến việc sử dụng sản phẩm dễ phân hủy sinh học.

Chẳng hạn các sản phẩm được làm bằng tre ngày càng được ứng dụng sản xuất nhiều vật dụng khác nhau. Tuy nhiên sức cạnh tranh các sản phẩm bằng tre khá khiêm tốn hơn so với các sản phẩm nhựa dùng một lần. Đa phần bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức chuộng sự tiện lợi, nhanh chóng và giá thành rẻ nên để thay đổi thói quen sử dụng rác thải nhựa cần thời gian khá lâu để thay đổi nhận thức và hành vi của con người.

Công ty môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn Quý khách hàng và bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:06 29-11-2024)
Chúng ta cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất đặc điểm nước thải và quy trình xử lý nước thải sản xuất gia vị ...
(09:07 29-11-2024)
Làm giấy phép môi trường được hiểu là việc làm tuân thủ theo quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường theo ...
(16:13 28-11-2024)
Việc lập giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến thức ăn thủy sản yêu cầu phải có nhiều thông tin về các giấy ...
(11:23 28-11-2024)
Đối với hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày, diện tích lắp đặt, xây dựng có thể chiếm diện tích 50m2.
(11:17 28-11-2024)
Khi đi vào vận hành, dự kiến có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải tối đa là 63m3/ngày, nước thải chủ ...
(10:00 27-11-2024)
Ngoài nước thải sản xuất thì còn có nước thải phát sinh từ hệ thống lọc nước RO, nước vệ sinh máy móc, nhà ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768