Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Làm thế nào để xử lý khí độc trong ao nuôi tôm?


1422 Lượt xem - Update nội dung: 22-08-2022 09:02

Đã kiểm duyệt nội dung

Nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng trở thành ngành kinh tế chủ lực ở nước ta. Tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nuôi tôm thường được ứng dụng theo mô hình trang trại với số lượng và diện tích lớn đem đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Tuy nhiên, một số chủ trang trại nuôi tôm hiện nay lại khá lo lắng về vấn đề xử lý khí độc ao nuôi tôm. Sự hình thành các loại khí này là nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt, giảm chất lượng cũng như tạo ra những thách thức lớn đối với người dân.

xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

 

1. Các loại khí độc thường gặp trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm, thường phát sinh các loại khí độc như H2S, NH3 và NO2. Các nguồn khí này thường bắt nguồn từ:

  • Các loại thức ăn thừa của tôm: bất kỳ ao nuôi tôm nào cũng đều phát sinh thức ăn thưa, chúng lắng động xuống đáy ao và lâu dần hình thành nên nhiều khí độc ảnh hưởng đến chất lượng ao nuôi.
  • Phân tôm: đây được cho là nguyên nhân sinh ra hàm lượng khí độc cao vì lượng phân tôm bài tiết vào nước vì chúng chỉ hấp thu khoảng 30% lượng thức ăn ban đầu.
  • Tảo và thực vật thủy sinh: đây là nguồn sinh ra chất đạm trong ao.

2. Tác hại của các nguồn khí độc trong ao nuôi tôm

Dưới đây là tác hại của 2 loại khí độc thường gặp phát sinh trong quá trình nuôi tôm:

2.1. Tác hại của khí H2S

H2S cản trở quá trình vận chuyển của tôm, gây thiếu hụt nguồn oxy dẫn đến giảm quá trình tăng trưởng và sống sót của tôm nuôi.

xử lý khí độc ao nuôi tôm

Khi môi tường khí ô nhiễm quá nặng, ao nuôi tôm dễ bị stress, sức đề kháng yếu, yếu vì nhiễm khuẩn Vibrio và thậm chí tôm dễ bị chết.

  • Đối với tôm sú: chúng thường tập trung sống dưới đáy ao nên khả năng nhiễm độc rất cao, tôm giảm sức ăn hoặc bỏ ăn, nhiễm bệnh và chết vì sức đề kháng quá yếu.
  • Đối với tôm thẻ chân trắng: chúng lại thường sống trên bề mặt nước nên ít bị ảnh hưởng hơn nhưng khi tiếp xúc với đáy ao chúng cũng có thể nhiễm độc cao

2.2. Tác hại của khí NH3 và NO2

Đối với môi trường ô nhiễm do khí NH3 và NO2 thì tôm sẽ bị nhiễm độc, chậm tăng trưởng, giảm sức ăn, chết dần, sức đề kháng yếu. Ngoài ra nếu tôm tích tụ hàm lượng 2 loại khí này quá nhiều sẽ khiến tôm nhiễm các bệnh nguy hiểm như phân trắng, hội chứng gan, tụy, hoại tử.

Ngoài ra, NH3 và NO2 quá cao sẽ tạo điều kiện tảo phát triển gây hiện tượng thiếu hụt oxy vào ban đêm và đồng thời lượng khí độc cũng tăng lên.

Việc hình thành các khí độc này ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm. Khi phát hiện ao nuôi có lượng thức ăn thừa, tạp chất, độ đục, độ mùi cao thì người dân cần tiến hành áp dụng phương áp xử lý nước thải ao nuôi tôm để tránh giảm sút chất lượng và số lượng đối với tôm nuôi.

3. Làm thế nào để loại bỏ khí độc trong ao nuôi tôm?

Trước khi thả giống, ao nuôi tôm cần được cải tạo về lượng bùn và chất cặn bã phải được loại bỏ hoàn toàn khi nông dân bắt đầu mùa vụ mới. Ao nuôi cần có hệ thống xi phông đáy ao. Với cách này, giúp giải phóng khí độc và lượng khí độc ngày càng giảm. Đồng thời, ao nuôi cũng cần cung cấp nguồn oxy ổn định vì việc này giúp loại bỏ một phần khí độc trong nước và dưới đáy ao, oxy hóa các loại khí độc như H2S, NO2- thành SO4- và NO3- (các khí không độc).

Khi phát hiện ao nuôi có hàm lượng khí độc vượt quá ngưỡng cho phép thì việc điều chỉnh lượng thức ăn (giảm 30 – 40% so với lượng thức ăn ban đầu) trong vòng 3 ngày cho đến khi kiểm tra ao nuôi an toàn đối với môi trường sống của tôm nuôi là điều hết sức quan trọng.

xử lý khí độc ao nuôi tôm

Thông thường, người ta thường ứng dụng thêm việc chạy quạt nước để tăng cường hàm lượng oxy trong nước. Hiện nay, chủ ao nuôi thường xây dựng thêm ao lắng vừa xử lý nước thải thủy sản hiệu quả vừa loại bỏ được hàm lượng các khí độc này ra khỏi nước. Tại ao lắng bổ sung thêm thành phần oxy già vì chúng cung cấp nguồn oxy trực tiếp cho quá trình nitrat hóa và oxy hóa chất hữu cơ.

Trong quá trình nuôi khi phát hiện tôm bị nhiễm độc NO2, có thể sử dụng thêm CaCl2 định kỳ 2 – 3 ngày/lần để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên xử lý nước thải với nhiều công nghệ và phương pháp hữu hiệu mang đến chất lượng cũng như cải tạo được môi trường sống cho thủy sản nhờ việc ứng dụng mô hình xử lý nước thải thủy sản vượt trội.

Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, liên hệ Hotline 0938.089.368 để được Hợp Nhất tư vấn. Xin cảm ơn!

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:23 30-11-2023)
Khi nhà máy bia của bạn hoạt động ở quy mô lớn nhưng lại chưa thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng ...
(09:45 29-11-2023)
Có nhiều cách nuôi cấy vi sinh khác nhau, mỗi đơn vị vận hành sẽ linh hoạt áp dụng để phù hợp nhất với mỗi loại ...
(09:46 27-11-2023)
Bùn vi sinh nổi tại bể lắng là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước ...
(10:16 24-11-2023)
Tảo nở hoa là hiện tượng tăng đột biến số lượng tảo trong hệ thống thủy sinh với số lượng tế bào vượt mức ...
(08:48 15-11-2023)
Hợp Nhất - Công ty môi trường chuyên cung cấp các loại hóa chất, vi sinh xử lý nước thải: NaoH, Polyme, PAC, Phèn nhôm, ...
(08:32 14-11-2023)
Chậm nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768