Làm thế nào để xử lý nước thải bệnh viện?
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty chuyên xử lý nước thải bệnh viện, phòng khám, cơ sở y khoa - Môi trường Hợp Nhất kính chào Quý khách hàng, cảm ơn Quý đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của Hợp Nhất.
1. Chuyên xử lý nước thải bệnh viện, phòng khám
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, Hợp Nhất tự tin mang đến các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, tối ưu chi phí cho Quý khách hàng, giúp Quý khách hoàn thành trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như trách nhiệm thực hiện đầy đủ các công trình xử lý nước thải, tránh bị cơ quan chức năng xử phạt.
1.1. Xử lý nước thải bệnh viện trọn gói, chuyên nghiệp
- Xử lý nước thải bệnh viện;
- Xử lý nước thải phòng khám;
- Xử lý nước thải nha khoa;
- Xử lý nước thải phòng thí nghiệm.
1.2. Giàu kinh nghiệm thực hiện dự án xử lý nước thải
Xử lý nước thải bệnh viện
Xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Xử lý nước thải phòng khám nha khoa
2. Thành phần và tác hại của nước thải bệnh viện
2.1. Thành phần của nước thải bệnh viện
Trong vòng 5 năm trở lại đây, có đến 70% thành phần nước tự nhiên hiện đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nặng nề nhất. Việc khắc phục và cải tạo nguồn nước là bước quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Trong sự ô nhiễm này, có phần ảnh hưởng không nhỏ từ nước thải của ngành y tế mà điển hình là nước thải bệnh viện. Thực tế, có rất nhiều nhiều hệ thống xử lý nước thải y tế xuống cấp nghiêm trọng.
Xử lý nước thải bệnh viện là một trong những hoạt động nên được khuyến khích và tổ chức thường niên nhằm mang đến chất lượng nguồn nước an toàn cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất. Bởi trong nước thải bệnh viện chứa các chất gây ô nhiễm:
- Tồn tại chất rắn lơ lửng, N, P, dầu mỡ, protein, các chất oxy,…
- Hàm lượng amoni dao động từ 30 – 50 mg/l; BOD5 (80 – 250 mg/l); Nito amoni (80 – 120 mg/l).
- Vi khuẩn, visus, mầm bệnh.
2.2. Tác hại từ nước thải bệnh viện
- Gây mất cân bằng hệ sinh thái.
- Chứa nhiều vi khuẩn vi rút độc hại, là hiểm họa đối với môi trường.
- Ảnh đến sức khỏe của con người, làm lây lan dịch bệnh đối với cộng đồng.
- Làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên.
3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
Bể thu gom
Trong quá trình dẫn nước thải vào hệ thống xử lý, người ta sẽ tiến hành lắp đặt song chắn rác để giữ lại những chất thải có kích thước lớn như giấy, khăn, giẻ rách, vỏ hộp, nylon,… làm thông thoáng, tránh gây bào mòn cũng như hư hỏng đường dẫn nước.
Bể điều hòa
Để quá trình phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật ổn định, bể điều hòa được trang bị hệ thống thổi khí giúp các chất rắn được xáo trộn liên tục, giảm mùi hôi khi các chất rắn có xu hướng lắng xuống. Bể điều hòa còn có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ trong dòng nước thải trước khi đi vào bể sinh học kỵ khí.Bể sinh học kỵ khí
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí sẽ giúp các VSV yếm khí sinh trưởng và phát triển trong điều kiện không có oxy. Các VSV yếm khí tiến hành chuyển hóa các chất ô nhiễm thành các chất dinh dưỡng tế bào, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Đồng thời, các chất vô cơ đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…) được hình thành theo sơ đồ phản ứng dưới đây:
Chất hữu cơ + VSV kỵ khí àCO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới
Bể sinh học thiếu khí
Nhiệm vụ tại bể sinh học thiếu khí chính là khử NO3- thành N2. Qua đó, hiện tượng phú dưỡng ở nguồn tiếp nhận trong nước thải xảy ra khi các chất dinh dưỡng N và P quá lớn gây ảnh hưởng tốt đối với môi trường nước khi chưa được xử lý. Vì vậy cần loại bỏ hợp chất này ra khỏi nguồn nước trước khi đưa vào nơi tiếp nhận.
Bể sinh học hiếu khí
Với vai trò chuyển hóa amoni thành nitrat và nitrit. Bể này được cung cấp oxy liên tục nhờ máy thổi khí tạo điều kiện giúp vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng nitrat sinh ra 1 phần đưa về bể thiếu khí để khử, phần còn lại được giữ lại trong bùn vi sinh. Nhờ quá trình này mà nước thải được xử lý theo tiêu chuẩn vì nồng độ amoni, nitrat được giảm xuống. Song song, quá trình khử các chất dinh dưỡng N và P đồng diễn ra với quá trình loại bỏ các chất hữu cơ như BOD, COD trong nước thải.
Bể lắng sinh học
Đây là quá trình tách bùn ra khỏi nước để đưa đi xử lý tại bể chứa bùn. Phần nước phía trên được bơm qua bể khử trùng để tiếp tục xử lý. Phần cặn bùn được bơm qua bể hiếu khí và 1 phần được bơm thải ra bên ngoài theo định kỳ.
Bể khử trùng
Tiến hành thêm hóa chất Clorua hoặc ozon để khử vi khuẩn, sinh vật, mầm bệnh trong nước thải. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
Ngoài việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, Hợp Nhất tích hợp hệ thống xử lý nước thải hiện đại cho nhiều dự án đã và đang muốn mở rộng quy mô sản xuất.
Nếu Quý khách hàng có những thắc mắc xoay quanh vấn đề lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ sớm nhất.