Dịch vụ lập báo cáo ĐTM cho doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải thực hiện theo đúng quy định. Trong khi đó, báo cáo sẽ nhiều đặc trưng, cách thức, quy trình theo từng lĩnh vực/ngành nghề nhất định. Các dự án càng phức tạp thì quá trình lập ĐTM lại cần nhiều thời gian, hồ sơ pháp lý và vấn đề giải quyết càng phức tạp. Dưới đây là một số thông tin về "lập báo cáo ĐTM cho doanh nghiệp", mời bạn cùng tìm hiểu.
1. Doanh nghiệp cần báo cáo ĐTM
Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Có nghĩa là hồ sơ báo cáo phải hoàn thành trước khi xây dựng dự án. Các quy định mới hiện nay càng được quy định chi tiết trong quy định, Nghị định, Thông tư của nhà nước.
Cần lưu ý phải phân biệt rõ đối tượng lập ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường. Đối với dự án có quy mô, công suất, diện tích lớn thường phải lập ĐTM vì chúng thường có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư thường thuê đơn vị tư vấn thực hiện, chuẩn bị hồ sơ đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với những doanh nghiệp không am hiểu đến quy định nhà nước hoặc chưa ý thức tầm quan trọng của ĐTM đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường xung quanh. Chính vì thế, các cơ sở sản xuất này thuộc diện vi phạm nhiều lỗi, phát sinh nhiều tác động tiêu cực từ dự án.
Doanh nghiệp muốn triển khai ĐTM phải thực hiện đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư. Báo cáo sẽ phân tích, dự báo tác động đến môi trường nhằm đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai thực hiện.
Điều quan trọng mà bất kỳ báo cáo ĐTM nào cũng phải triển khai là tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng, tổ chức cấp xã nơi thực hiện dự án. Giai đoạn này khá quan trọng để tránh các xung đột hay mâu thuẫn sau khi dự án đi vào vận hành chính thức.
2. Lưu ý đến đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Ngoài việc quan tâm quá trình lập báo cáo ĐTM thì chủ dự án cần lưu ý đến quy trình đánh giá sơ bộ tác động môi trường có quy định trong Nghị định 54/20121/NĐ-CP. Khi đó, đối tượng phải đánh giá sơ bộ áp dụng với các dự án quan trọng dưới đây:
- Dự án đầu tư công.
- Áp dụng đối với những dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Dự án đầu tư thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo đó, chủ dự án phải thực hiện các hoạt động như đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án, đề xuất nội dung bảo vệ môi trường, nhận dạng dự án tác động đối với môi trường phù hợp với quy mô, công nghệ và địa điểm thực hiện, cần nhận diện các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
Doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua các bước phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án phù hợp với quy mô, công nghệ sản xuất, xử lý chất thải tại khu vực đó cùng biện pháp giảm thiểu tác động. Việc xác định chính xác các vấn đề và phạm vi nguồn thải sẽ giúp quá trình đánh giá môi trường hiệu quả hơn.
3. Những quy định trong báo cáo ĐTM
Sau khi nhận được phê duyệt báo cáo ĐTM thì chủ dự án cần đảm bảo biện pháp, công trình BVMT theo đúng quy định phù hợp với chương trình quản lý và giám sát môi trường. Khi vận hành thử nghiệm các công trình xử lý cần thông báo đến cơ quan phê duyệt ĐTM để kiểm tra, xác nhận hoàn thành dự án trước giai đoạn vận hành chính thức.
Nếu doanh nghiệp có kế hoạch thay đổi quy mô, công suất làm tăng tác động xấu đến môi trường phải tiến hành lập lại ĐTM. Theo đó, chủ đầu tư phải giải trình và chỉ thực hiện khi được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước.
Trên đây là những vấn đề quan trọng liên quan đến báo cáo ĐTM mà doanh nghiệp cần lưu ý. Và còn rất nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến loại HSMT này mà bạn cần tìm hiểu và nắm rõ cách xử lý. Vì thế, nếu bạn cần tư vấn, lập hồ sơ môi trường thì hãy gọi ngay cho Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.