Lập báo cáo giám sát môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo quy định của bộ luật bảo vệ môi trường hiện hành, tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, sản xuất, các khu chế xuất hay khu công nghiệp,…đã và đang hoạt động và thuộc diện phải lập một trong các loại hồ sơ môi trường: Kế hoạch bảo vệ môi trường, Lập ĐTM – Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường thì theo Thông tư 43 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường bắt buộc phải lập Báo cáo giám sát môi trường.
Các tiêu chí phải đề cập trong báo cáo giám sát môi trường
Báo cáo giám sát môi trường được lập với mục đích:
- Phân tích – Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp, công ty hay các cơ sở.
- Các công tác bảo vệ môi trường
- Mục tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới
Qua đó thì một số thông số đánh giá cần thiết phải có trong báo cáo giám sát môi trường bao gồm:
- Thành phần các chất trong không khí xung quanh môi trường hoạt động
- Chất lượng nước thải, khí thải trước và sau xử lý
- Các công tác vệ sinh lao động
Về quy trình lập báo cáo giám sát môi trường, các căn cứ - cơ sở pháp lý liên quan, Quý khách hàng và bạn đọc quan tâm xin vui lòng xem lại ở các bài viết về báo cáo giám sát môi trường mà chúng tôi đã đề cập ở những bài viết trước.
Một số lưu ý liên quan đến báo cáo giám sát môi trường
- Tần suất lập báo cáo: Tùy theo lĩnh vực hoạt động mà các cơ quan chức năng phê duyệt, báo cáo có thể được thực hiện định kỳ 3 tháng – 6 tháng hay 1 năm.
- Thời gian nộp: Chậm nhất là sau 30 ngày kể từ kết thúc đợt quan trắc đã được cơ quan thẩm định phê duyệt các loại hồ sơ môi trường liên quan.
- Mẫu báo cáo: phải được tổng hợp theo mẫu quy định tại Biểu A1, A2; đóng thành quyển và có chữ ký – đóng dấu của các cơ sở báo cáo.
Một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
- Hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường.
- Hoạt động vi phạm quy định về quản lý chất thải
- Vi phạm các điều luật trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường.
- Các hoạt động về nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, phế liệu hay chế phẩm sinh học vi phạm các điều lệ trong bộ Luật bảo vệ môi trường.
- Khai thác và sử lý tài nguyên nước, đất – tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp.
- Vi phạm về quy định thực hiện các công tác phòng chống – khắc phục tình trạng suy thoái, sự cố hay ô nhiễm môi trường.
- Cản trở đoàn thanh tra, ban quản lý,…thực hiện các công tác giám sát, kiểm tra môi trường.
Mức xử phạt hành chính trong báo cáo giám sát môi trường
Các doanh nghiệp, chủ cơ sở có hành vị thực hiện không đúng, thiếu một trong các nội dung quan trắc và báo cáo giám sát môi trường về tần suất, thông số giám sát, vị trí,…sẽ bị xử phạt:
- Cam kết bảo vệ môi trường: 5 triệu – 10 triệu đồng.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường: 50 – 60 triệu đồng.
Mọi chi tiết, thắc mắc về các loại hồ sơ môi trường, dịch vụ xử lý môi trường,…Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 của công ty môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.