Đối tượng và hồ sơ báo cáo khai thác nước mặt
Đã kiểm duyệt nội dung
Báo cáo khai thác nước mặt áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức khi được cấp quyền khai thác nước mặt thực hiện định kỳ hằng năm. Thời gian nộp báo cáo phải thực hiện trước ngày 15/12 hằng năm cho tất cả doanh nghiệp đến cơ quan Nhà nước quản lý. Vậy việc lập báo cáo căn cứ vào những quy định nào và nội dung báo cáo được triển khai ra sao?
Căn cứ lập báo cáo khai thác nước mặt
- Nghị định 201 của Chính phủ ban hành năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định về đăng ký giấy phép khai thác, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Nội dung của báo cáo khai thác nước mặt
Thông tin chung về dự án
- Tổng hợp thông tin về dự án khai thác sử dụng nước mặt như tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, giấy phép kinh doanh, CMND, địa chỉ thường trú của cá nhân, tổ chức.
- Các công trình khai thác phải có tên, mục đích, quy mô, nhiệm vụ, vị trí khai thác, nguồn nước, phương thức khai thác cùng các căn cứ pháp lý về quản lý, vận hành công trình, thời gian, tình hình hoạt động để lập hồ sơ.
- Việc lập báo cáo khai thác nước mặt phải cập nhật đầy đủ thông tin, số liệu đo đạc, điều tra, hiện trạng khai thác, sử dụng nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tính toán và nêu rõ nguồn gốc thông tin, số liệu đó.
- Cần đánh giá tính tin cậy, mức độ đầy đủ, thông tin, số liệu sử dụng.
Nếu rõ đặc điểm của nguồn nước
- Đối với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng hệ thực vật, phân bố dân cư, tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, xả thải,…
- Đối với mạng lưới sông suối: vị trí, dòng chính, cửa sông, địa danh hành chính nơi sông chảy qua, đặc trưng hình thái khai thác, công trình điều tiết liên quan đến khu vực khai thác.
- Đối với đặc điểm khí tượng thủy văn: mạng lới quan trắc khí tượng, thủy văn cùng các vùng phụ cận với đầy đủ tên, vị trí trạm, yếu tố - tần suất đo, thời điểm quan trắc; phân tích đặc điểm nước mưa, bốc hơi theo từng giai đoạn trong năm.
- Đối với chế độ dòng chảy: đặc điểm, phân phối, phương pháp, kết quả tính toán, đánh giá diễn biến nguồn nước khai thác tại công trình cũng như đánh giá tổng lượng bùn cát theo từng mùa (mùa lũ, mùa cạn).
- Đối với chất lượng nguồn nước: đánh giá đặc điểm, diễn biến chất lượng theo từng khu vực khai thác.
- Đối với hệ sinh thái thủy sinh: cần liệt kê những loài quý hiếm cần bảo tồn trong khu vực khai thác, sử dụng.
Đối với tình hình khai thác, sử dụng
- Xác định hiện trạng công trình khai thác khi xin cấp phép khai thác nước mặt về vị trí, nhiệm vụ, quy mô, phương thức khai thác, hiện trạng công trình tính đến thời điểm lập báo cáo, những thay đổi trong suốt quá trình vận hành công trình.
- Xác định tình hình khai thác, sử dụng nước của công trình: chế độ, lượng nước khai thác cho các mục đích sử dụng khi vận hành công trình cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, thủy điện hoặc các mục đích khác. Cần thực hiện các chế độ quan trắc, thiết bị, giám sát trong suốt quá trình khai thác, sử dụng nước mặt.
- Xác định tình hình khai thác, sử dụng của các tổ chức: nêu rõ tên, loại hình công trình, nhiệm vụ, mục đích, quy mô khoảng cách đến công trình xin cấp phép và phân tích, đánh giá ảnh hưởng đến nguồn nước và công trình liên quan.
Các kế hoạch khai thác và giảm thiểu tác động
- Trong thời gian đề nghị cấp phép phải nêu rõ nhu cầu khai thác, sử dụng nước mặt.
- Phải đánh giá đầy đủ những tác động khi khai thác, sử dụng và vận hành công trình đến nguồn nước, môi trường cho các đối tượng khác.
- Đề xuất biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực và giám sát quá trình khai thác, sử dụng.
Lập báo cáo khai thác nước mặt là nhiệm vụ của các cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước và giúp cơ quan Nhà nước theo dõi, quản lý việc khai thác, sử dụng nước có hợp lý hay không. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ xin giấy phép khai thác nước mặt thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.