Lập báo cáo quan trắc môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Doanh nghiệp hoạt động có phát sinh chất thải, nước thải, khí thải,… thì không thể thiếu việc lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường. Đây là thủ tục pháp lý quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh mà không làm tác động xấu đến môi trường và xã hội. Vậy báo cáo được thực hiện như thế nào, lĩnh vực nào phải làm và căn cứ vào đâu để hoàn chỉnh thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất!
Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường
- Đánh giá hiện trạng môi trường của dự án như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,… có liên quan đến dự án.
- Tiếp nhận thông tin chương trình mẫu của dự án có quy định trong nội dung báo cáo ĐTM (đối với dự án liên hệ làm mới theo tần suất).
- Xác định nguồn thải chính như nước thải, khí thải, chất thải,… tác động đến môi trường.
- Thiết kế chương trình quan trắc chi tiết bằng cách đo đạc, thống kê và phân tích các thông số đặc trưng có đạt chuẩn không.
- Đề xuất, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phòng ngừa sự cố. Đồng thời đánh giá chất lượng, ảnh hưởng của nguồn thải đến môi trường, xã hội và con người.
- Đơn vị quan trắc phải đảm bảo các biện pháp khắc phục sự cố.
- Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo với đầy đủ thông tin.
- Trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ.
Các ngành nghề cần lập báo cáo quan trắc môi trường
- Các cơ sở y tế: bệnh viện, phòng khám đa khoa, nha khoa, trung tâm thẩm mỹ, trạm y tế, phòng xét nghiệm,…
- Sản xuất công nghiệp: nhà máy sản xuất, chế biến nông sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, thủy sản, chăn nuôi, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,…
- Khu dân cư, đô thị, chung cư,…
- Trạm xăng dầu, chợ, nhà hàng, khu resort, khu du lịch,…
Các căn cứ của báo cáo quan trắc
- Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Khoản 4&5 của Điều 40 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định về quan trắc môi trường.
- Khoản 20 Điều 3 của Luật BVMT quy định về hoạt động quan trắc môi trường.
- Điều 10 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm.
- Khoản 4 Điều 21 của Thông tư 43/2015/TT-BTNMT quy định chế độ gửi báo cáo.
- Khoản 3 Điều 39 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định truyền kết quả quan trắc tự động, liên tục.
- Căn cứ Điều 43 của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT thiết kế chương trình quan trắc môi trường.
- Mục 1, 2 của Chương IV quy định về yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật của hệ thống quan trắc nước thải & khí thải tự động, liên tục.
- Khoản 7 Điều 12 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt khi doanh nghiệp không lập báo cáo quan trắc.
Ngoài báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, doanh nghiệp còn phải lập báo cáo quan trắc môi trường lao động. Để tìm dịch vụ quan trắc môi trường uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Và Hợp Nhất đã hoàn thiện rất nhiều hồ sơ môi trường cho nhiều lĩnh vực khác nhau, cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!