Lập ĐTM cho dự án xây dựng khu chung cư
Đã kiểm duyệt nội dung
Dân số Việt Nam có dấu hiệu tăng lên mỗi năm vì thế mà nhu cầu sinh sống và nhà ở cũng vì thế ngày càng tăng cao. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường như hiện nay đã thu hút người lao động từ các tỉnh lẻ tập trung về các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương,… Bởi lẽ, ở những đô thị lớn có mức sống khá cao, tập trung nhiều ngành nghề khác nhau giúp người dân có nhiều sự lựa chọn trong việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định.
Vì lượng người tăng đột biến mà các đô thị đang đối mặt với vấn đề nhà ở. Nhờ vậy nhiều khu dân cư, chung cư cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều. Chính sự thay đổi này đã khiến môi trường chịu sức ép lớn từ nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải và ô nhiễm khí thải nghiêm trọng.
Chính vì thế, cơ quan chức năng có quy định phải lập ĐTM - đánh giá tác động môi trường cho dự án khu dân cư nhằm hạn chế, ngăn chặn cũng như giảm thiểu tác động xấu từ các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Đối tượng lập ĐTM cho dự án khu dân cư
Căn cứ Phụ lục II của Nghị định số 40/2015/NND-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường có quy định đối tượng lập đtm cho dự án khu dân cư cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu dân cư có diện tích từ 5 ha trở lên
- Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư cho 2.000 người sử dụng hoặc 400 hộ trở lên
Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường cho dự án khu dân cư:
- Đánh giá tác động môi trường là công cụ quản lý, xử lý môi trường hiệu quả, chúng có tác động to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Dựa vào đánh giá tác động môi trường không chỉ cơ quan chức năng mà cả chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và giám sát chất lượng môi trường để từ đó đưa ra biện pháp, phương pháp giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường đóng góp to lớn vào quá trình giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội nhờ đó có thể nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của con người.
Các bước tiến hành lập ĐTM cho dự án khu dân cư
- Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến dự án khu dân cư
- Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
- Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc
- Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định
- Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội,… xung quanh dự án
- Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường
- Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động
- Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng
- Chờ và nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường
Hồ sơ lập ĐTM cho dự án khu dân cư
- Đơn đề nghị phê duyệt đánh giá tác động môi trường cho dự án khu dân cư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy phép kinh doanh
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ vị trí thoát nước mưa
- Bản vẽ vị trí khu đất
- Bản vẽ trình kinh tế kỹ thuật
Cơ quan thẩm định đánh giá tác động môi trường:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp hoặc ĐTM cho dự án khu dân cư, hãy liên hệ với Hợp Nhất theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!