Lập ĐTM, giấy phép môi trường cho doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Dựa theo luật môi trường mới thì nhiều dự án đầu tư sẽ tiến hành thực hiện theo một số nội dung quy định của pháp luật. Khi đó thì việc tư vấn hỗ trợ các nội dung quan trọng khi lập các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp như báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM), giấy phép môi trường (GPMT) rất quan trọng và cần thiết.
1. Các căn cứ pháp lý quan trọng
- Luật BVMT 2020;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
2. Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường
ĐTM (có tên tiếng anh là Environmental Impact Assessment) là báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đây là việc phân tích, đánh giá, dự báo những tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
2.1. Đối tượng thực hiện
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 30 của Luật BVMT 2020, các đối tượng sau đây phải thực hiện ĐTM:
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật này.
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại điểm c, d, đ và e khoản 4, Điều 28 của Luật này.
2.2. Nội dung báo cáo ĐTM
- Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
- Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
- Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
- Kết quả tham vấn;
- Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
2.3. Cơ quan thẩm định ĐTM
2.4. Thời điểm lập ĐTM
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 31 Luật BVMT 2020, Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
3. Đối với giấy phép môi trường
- Xây dựng nội dung giấy phép (thông tin chung về dự án đầu tư, nội dung cấp GPMT, yêu cầu BVMT, thời hạn của giấy phép cùng nhiều nội dung khác).
- Xác định căn cứ và thời điểm cấp GPMT.
- Xác định thẩm quyền cấp GPMT như Bộ TNMT, Bộ quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh.
3.1. Đối tượng phải có GPMT
Xác định đối tượng cấp GPMT theo Điều 39 của Luật BVMT 2020:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn trừ GPMT.
3.2. Nội dung GPMT
3.3. Hồ sơ, thủ tục cấp GPMT
+ Văn bản đề nghị cấp GPMT, báo cáo đề xuất cấp GPMT.
+ Trình tự, thủ tục cấp GPMT.
+ Thời hạn cấp giấy phép.
3.5. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
3.6. Thời hạn của GPMT
4. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
- Xác định công trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm như thiết bị, công trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại.
- Cần xác định công trình không cần vận hành thử nghiệm, bao gồm:
+ Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản.
+ Hồ sự cố của HTXLNT.
+ Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu hệ thống xử lý.
+ Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ (bể tự hoại, bể tách mỡ, thiết bị hợp khối).
+ Hệ thống làm mát sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng.
+ Công trình xử lý cho các dự án mở rộng, nâng công suất.
+ Công trình xử lý khi điều chỉnh GPMT (khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT 2020).
+ Công trình xử lý chất thải cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN khi cấp lại GPMT.
- Xác định thời gian vận hành thử nghiệm hệ thống (3 – 6 tháng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể).
- Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải sau khi cấp GPMT phải tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc theo phân kỳ hoặc cho từng hạng mục công trình xử lý độc lập.
Nếu bạn cần tư vấn hướng dẫn thêm về các dịch vụ lập hồ sơ môi trường quan trọng cho doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768