Lập ĐTM nhà máy dệt nhuộm
Đã kiểm duyệt nội dung
Bạn là chủ đầu tư nhà máy dệt nhuộm đã hoàn tất các thủ tục về giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh và thuộc đối tượng lập ĐTM nhưng chưa rõ quy tình thực hiện? Trong nội dung dưới đây, Môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ một số thông tin về việc lập ĐTM nhà máy dệt nhuộm.
1. Căn cứ pháp lý lập ĐTM nhà máy dệt nhuộm
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dệt nhuộm nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và thuộc đối tượng lập hồ sơ đtm. Cụ thể:
- Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) công suất lớn: Từ 50.000.000 m2/năm trở lên;
- Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) công suất trung bình: Từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm;
- Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) công suất nhỏ: Dưới 5.000.000 m2/ năm.
Khi thực hiện đtm nhà máy dệt nhuộm cần lưu ý đến các vấn đề trọng tâm như ảnh hưởng của dự án đến môi trường, gây ra những rủi ro môi trường hoặc cản trở lối sống sinh hoạt của người dân. Vì thế, Bộ TNMT không ngừng thay đổi quy định nhằm hướng đến xây dựng quy chuẩn liên quan đến vấn đề BVMT tại các nhà máy dệt nhuộm. Đối với các dự án lớn thường xem xét và đánh giá mức độ tác động đến môi trường.
Với hàm lượng chất thải quá lớn nên Hội đồng thẩm định ĐTM phải cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên những nguyên tắc, quy định khách quan của pháp luật nhằm đánh giá tổng quan những ảnh hưởng để không làm ngưng trệ việc đầu tư của doanh nghiệp này.
2. Hồ sơ lập ĐTM nhà máy dệt nhuộm
Theo Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020 hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM;
- Báo cáo ĐTM;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị thêm các hồ sơ khác như: Giấy đăng ký lonh doanh, giấy tớ đất, thỏa thuận đấu nối nước thải, bản vẽ tổng thể mặt bằng của dự án, bản vẽ bố trí mặt bằng máy móc thiết bị tại khu vực sản xuất, v.v...
3. Quy trình lập ĐTM nhà máy dệt nhuộm
Theo các Khoản 1, 2, 3 Điều 31, Luật BVMT 2020, kết quả báo cáo đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Dưới đây là quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường mà Công ty Môi trường Hợp Nhất thực hiện:
- Bước 1: Thu thập thông tin, khảo sát thực tế, tư vấn;
- Bước 2: Báo giá, chốt hợp đồng;
- Bước 3: Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư khu vực dự án;
- Bước 4: Lập Báo cáo ĐTM;
- Bước 5: In ấn và nộp thẩm định;
- Bước 6: Thẩm định Báo cáo ĐTM tại hội đồng, tiếp đoàn kiểm tra thực tế;
- Bước 7: Chỉnh sửa sau thẩm định theo ý kiến nhận xét của hội đồng thẩm định;
- Bước 8: Nộp bổ sung và chờ phê duyệt.
4. Doanh nghiệp gặp khó khăn gì khi lập ĐTM nhà máy dệt nhuộm?
Sở dĩ việc lập đtm nhà máy dệt nhuộm khá khó khăn vì những đặc trưng ngành nghề này có những tác động lớn đối với môi trường. Chỉ riêng phần nước thải nếu không có phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm rất dễ khiến môi trường bị ô nhiễm bởi hóa chất.
Theo đó, mỗi dự án dệt nhuộm trước khi xây dựng đều phải lập ĐTM nhằm báo cáo rõ hiện trạng môi trường, đánh giá tác động, đề xuất công nghệ xử lý chất thải phù hợp. Để làm rõ những vấn đề này, chủ dự án phải xem xét kỹ lưỡng địa điểm xây dựng; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; vị trí xả thải; dự báo những tác động liên quan đến chất thải hoặc không có chất thải.
Với nguồn thông tin đầu vào phải thể hiện 2 phương diện chính gồm nội dung về dự án có khả năng tác động đến môi trường và những thành phần môi trường xung quanh bị tác động bởi dự án. Mỗi thông tin thu thập từ quá trình khảo sát hoàn toàn khác nhau tùy thuộc theo từng lĩnh vực hoạt đông, loại hình của dự án, địa điểm thực hiện cũng như dự phòng các phương án xử lý hiệu quả.
Ngoài ra quan trọng chẳng kém đó chính là tham vấn ý kiến cộng đồng nơi dự án triển khai. Việc lấy kiến này ảnh hưởng nhiều đến các đối tượng bị tác động của dự án như cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, khu vực cấp nước sạch hoặc khu vực sông suối, kênh rạch.
Bên cạnh đó, khi tiến hành các bước khảo sát khu vực dự án trong báo cáo đtm nhà máy dệt nhuộm thì không thể thiếu giai đoạn lập báo cáo quan trắc môi trường. Trong đó phải nêu rõ thông số, dữ liệu quan trọng của nước thải liên quan đến độ màu, nhiệt độ, hàm lượng hóa chất, TSS, pH,…
Bạn muốn lập đtm các ngành nghề như nhiệt điện, chăn nuôi, nhà máy dệt nhuộm,… nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào. Liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để công ty môi trường Hợp Nhất có thể tư vấn về các thủ tục hồ sơ pháp, quy trình thủ tục cũng như những nội dung pháp lý liên quan.