Lập Giấy Phép Môi Trường Ngành Dệt May
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo quy định trong Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) thuộc nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vậy nhà máy/cơ sở dệt may có quy mô bao nhiêu thì phải lập giấy phép môi trường? Trong nội dung dưới đây, Môi trường Hợp Nhất xin được nêu 1 ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường ngành dệt may cấp Tỉnh.
1. Ví dụ về việc lập giấy phép môi trường ngành dệt may cấp Tỉnh
Nhà máy dệt may A nằm tại khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công dệt các loại vải có tổng số vốn đầu tư là 580 tỷ với công suất 134.400 tấn/năm tương đương với 230.400.000m2/năm và sản xuất các sản phẩm dệt may sẵn với công suất 3.312.000 sản phẩm/năm. Trong quá trình sản xuất, nhà máy A có phát sinh nước thải với tổng công suất là: 1.500m3/ngày, khí thải với tổng lưu lượng là: 20.000m3/h. Vậy công ty A thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường cấp nào?
Để xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường nhà máy dệt may trong trường hợp này, chúng ta cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Dệt may.
- Vị trí: Trong KCN Tân Hương, tỉnh Tiền Giang.
- Quy mô, công suất: 134.400 tấn/năm tương đương với 230.400.000m2/năm và sản xuất các sản phẩm dệt may sẵn với công suất 3.312.000 sản phẩm/năm.
- Tổng số vốn đầu tư: 580 tỷ.
- Chất thải phát sinh: nước thải với tổng công suất là: 1.500m3/ngày.đêm, khí thải với tổng lưu lượng là: 20.000m3/h.
- Theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dệt may nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể: Tại mục 5
Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi):
- Công suất lớn: Từ 50.000.000m2/năm trở lên.
- Công suất trung bình: Từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm.
- Công suất nhỏ: Dưới 5.000.000m2/năm.
Căn cứ vào Điều 41, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Luật Đầu tư công 2019, dự án thuộc nhóm B (có vốn đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng) và thuộc nhóm II – Cơ quan có thẩm quyền cấp phép là UBND tỉnh Tiền Giang cấp phép.
2. Một số nội dung khác trong Giấy phép môi trường ngành dệt may
Trong giấy phép môi trường của một nhà máy dệt may có rất nhiều thông tin, dưới đây chúng tôi chỉ tóm lược một số nội dung về chất thải (khí thải, nước thải) và công trình xử lý chất thải của nhà máy này.
2.1.Các nguồn phát sinh nước thải
Tổng khối lượng nước thải phát sinh của nhà máy là 1.500m3/ngày, dự án sẽ tái sử dụng 80% nước thải sau xử lý để phục vụ cho hoạt động sản xuất (tương ứng 1.200m3/ngày), 20% xả thải (tương ứng 300m3/ngày) sẽ đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN.
Mạng lưới thu gom nước thải
- Nguồn số 1: Nước đen được thu gom, xử lý sơ bộ tại 01 bể tự hoại, sau đó nhập chung với nước xám để thu gom về bể gom (hố thu) của hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý.
- Nguồn số 2: Nước thải từ nhà ăn sẽ được thu gom xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ, sau đó thu về bể gom (hố thu) của hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý.
- Các nguồn khác: Được thu gom về bể gom (hố thu) của hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý.
- Nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh từ các khu nhà vệ sinh, khu nhà ăn của công nhân. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ và vi khuẩn khi thải ra môi trường sẽ bị ô nhiễm.
- Các nguồn phát sinh nước thải khác: Nước thải từ nhà ăn, nước thải từ công đoạn của máy dệt thủy lực, nước thải của máy hồ sợi, nước thải từ lò hơi, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi.
Hệ thống xử lý nước thải
Tóm tắt quy trình công nghệ
Nước thải > Lưới chắn rác > Bể lắng cát > Hố thu gom > Để điều lưu > Bể trộn nhanh > Tuyển nổi hóa lý DAF > Bể trung gian > Bể lọc cát > Bể thiếu khí > Màng MBR > Bể trung gian 2 > Màng RO 1 > Bể trung gian 3 > Màng RO2 > Bể chứa nước sạch (tái sử dụng 1.200m3/ngày).
Nước thải sau màng RO2 (300m3/ngày) > Bể axit hóa > Bể oxy hóa > Bể phản ứng > Bể điều chỉnh pH > Bể trộn chậm > Bể lắng hóa lý > Bể lắng trung gian 4 > Bồn lọc cát > Bể xả thải > Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Tân Hương.
- Công suất thiết kế: 15.00m3/ngày.đêm.
- Hóa chất sử dụng: Al2O3, Polymer Anion, NaOH, FeCl2, H2SO4, H2O2, NaOCl, (NaPO3)6, NaHSO3, HCl.
2.2. Các nguồn phát sinh khí thải
Nguồn phát sinh khí thải của nhà máy
Bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động:
- Phương tiện vận chuyển;
- Nhập nguyên liệu;
- Bụi từ quá trình dệt;
- Bụi phát sinh trong quá trình cào, mài lông vải;
- Cắt, may sản phẩm;
- Hoạt động của lò hơi;
- Khí thải từ hoạt động nấu ăn.
Công trình, thiết bị xử lý khí thải
Hệ thống thu gom và xử lý khí thải lò hơi: 20.000m3/h.
Tóm tắt quy trình:
Khí thải > Chụp hút > Cyclon xử lý bụi > Tháp hấp thụ các thành phần có trong khí thải bằng dung dịch xút (NaOH) > Quạt hút có công suất 20.000m3/giờ > Ống thải > Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.
Hóa chất sử dụng: NaOH.
2.3. Chất thải nguy hại
- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.
- Chất thải rắn sản xuất: Phát sinh từ quá trình sản xuất.
- Chất thải nguy hại: Từ công tác sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị của nhà máy sản xuất (dầu nhớt…), thùng chứa keo dán, hóa chất mực in, sơn…
Hoạt động chiếu sáng văn phòng, nhà xưởng, nhà ăn, bóng đèn huỳnh quang, văn phòng (pin, mực in).
Chất thải nguy hại được thu gom và xử lý bởi đơn vị có chức năng.
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm trong thời gian 03 tháng (dự kiến bắt đầu ngay khi được cấp Giấy phép môi trường).
Căn cứ Khoản 6, Điều 35, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020, thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án được thể hiện như sau:
Thời gian vận hành thử nghiệm của dự án là 6 tháng: Khi có văn bản thông báo vận hành thử nghiệm gửi UBND tỉnh Tiền Giang.
STT |
Công trình xử lý chất thải đã hoàn thành |
Thời gian bắt đầu |
Thời gian kết thúc |
Công suất vận hành |
1 |
Hệ thống xử lý nước thải công suất 1.500m3/ngày.đêm |
Sau khi được UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy phép môi trường |
Sau 06 tháng |
1.500m3/ngày.đêm |
2 |
Hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 20.000m3/h |
20.000m3/h |
Ngoài giấy phép môi trường và hồ sơ vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường, mỗi năm nhà máy dệt may này cũng phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ.
Trên đây là một ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường cấp Tỉnh của nhà máy dệt may. Thực tế, mỗi dự án nhà máy, cơ sở dệt may có quy mô, công suất, tổng số vốn đầu tư, quy trình sản xuất khối lượng chất thải…. khác nhau. Vì vậy, việc xét dự án đó lập giấy phép môi trường thuộc cơ quan có thẩm quyền nào cấp sẽ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nếu Anh/Chị đang có nhu cầu tư vấn, lập giấy phép môi trường ngành dệt may, vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để tư vấn cụ thể hơn.