Lập hồ sơ môi trường cho tòa nhà, văn phòng làm việc
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo quy định hiện nay việc xây dựng, vận hành tòa nhà văn phòng có phải có các hồ sơ môi trường nào? Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tham khảo thông tin về việc lập hồ sơ môi trường cho tòa nhà qua nội dung dưới đây.
>> Nếu không có thời gian đọc bài viết, bạn có thể kết nối Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được giải đáp nhanh!
1. Các loại hồ sơ môi trường cho tòa nhà, văn phòng làm việc
Các loại hồ sơ môi trường mà một tòa nhà, văn phòng làm việc cần thực hiện:
1.1. Lập báo cáo ĐTM
Theo Luật Đầu tư công 2019, Luật BVMT 2020 và Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì các dự án xây dựng tòa nhà văn phòng lên thì phải lập báo cáo ĐTM.
Thời gian thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường: Theo Khoản 1, Điều 31, Luật BVMT 2020, đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Chủ dự án phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đối trường hợp dự án thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM khi được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt. Đồng thời, chủ dự án cần báo cáo kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ cho giai đoạn vận hành dự án đến cơ quan có thẩm quyền. Vì thế dự án chỉ được vận hành khi cơ quan quản lý kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo quy định.
1.2. Lập giấy phép môi trường (GPMT)
Theo quy định tại Điều 39, Luật BVMT 2020, đối tượng phải có GPMT bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, tòa nhà văn phòng nếu có phát sinh chất thải (nước thải, khí thải, chất thải) thì phải thực hiện giấy phép môi trường. Còn thẩm quyền nào cấp thì phải xét thông tin cụ thể của mỗi dự án. Các yếu tố cần xét để kết luận quy mô của dự án và cơ quan có thẩm quyền cấp phép bao gồm:
- Vị trí của tòa nhà là ở đâu?
- Quy mô, bao nhiêu tầng, tổng diện tích xây dựng"
- Tổng số vốn đầu tư là bao nhiêu?
- Tổng khối lượng chất thải phát sinh là bao nhiêu kg/tháng hoặc bao nhiêu m3/nước/ngày
- Các yếu tố khác
1.3. Lập báo cáo công tác BVMT định kỳ
Tùy theo mức độ, quá trình hoạt động của các tòa nhà làm việc căn phòng có tác động đến môi trường như gây tiếng ồn, bụi, CO2, NOx, CO, khí thải từ ống khói. Hoặc trong quá trình hoạt động, cán bộ nhân viên văn phòng có phát sinh chất thải, nước thải sinh hoạt mà thực hiện báo cáo công tác BVMT.
Căn cứ theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì dự án phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường phản ánh đầy đủ tình trạng môi trường tại dự án. Tùy theo mức độ, lĩnh vực hoạt động cùng các yếu tố, mức độ ảnh hưởng đến môi trường của tòa nhà mà có chương trình quan trắc khác nhau như quan trắc nước thải, khí thải, tiếng ồn hoặc lập báo cáo quan trắc môi trường lao động.
Các chương trình quan trắc thường bao gồm vị trí quan trắc, số lượng mẫu, thông số môi trường phải được thực hiện như trong nội dung hồ sơ môi trường đã đăng ký (ĐTM, GPMT)
Như vậy, theo quy định thì chủ quản lý tòa nhà văn phòng phải thực hiện báo cáo quan trắc môi trường đến cơ quan chức năng để báo cáo tình hình môi trường theo tần suất 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hoặc 1 lần/năm. Trường hợp các văn phòng làm việc không tuân thủ việc lập báo cáo công tác BVMT sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định trong Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
2. Ví dụ về trường hợp lập hồ sơ môi trường cho tòa nhà
Ví dụ tòa nhà văn phòng A nằm tại Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM với diện tích đất là 641 m2, tổng diện tích sàn là 7.089,76m2. Tòa nhà có 4 tầng hầm, 12 tầng cơ bản (tầng 1 - tầng 12), tầng lửng, sân thượng (mái) với công suất hoạt động la 145 nhân viên. Tòa nhà có phát sinh nước thải chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của nhân viên với công suất thiết kế là 15m3/ngày.đêm. Vậy chủ đầu tư tòa nhà này phải thực hiện các loại hồ sơ môi trường nào?
Để kết luận hồ sơ môi trường tòa nhà này, chúng ta cần xét các yếu tố:
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Văn phòng làm việc
- Vị trí tòa nhà: Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
- Công suất hoạt động: 145 nhân viên
- Chất thải: Nước thải với lưu lượng 15m3/ngày.đêm
- Quy mô: Dự án có tiêu chí phân loại dự án nhóm C (được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) và thuộc danh mục các dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (Phụ lục V Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ).
=> Kết luận: Tòa nhà thuộc đối lượng lập Giấy phép môi trường cấp Quận (UBND Quận 1 cấp GPMT)
Xem chi tiết về dự án: Tư vấn, lập Giấy phép môi trường tòa nhà văn phòng
Chủ dự án xây dựng tòa nhà văn phòng đang tìm đơn vị tư vấn môi trường chuyên nghiệp, chất lượng, giá cả phải chăng thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thiện các thủ tục HSMT cho Quý Khách hàng trong thời gian nhanh chóng và hoàn thiện nhất.