Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Loại bỏ các dự án thủy điện gây ô nhiễm môi trường


1159 Lượt xem - Update nội dung: 22-05-2020 10:22

Đã kiểm duyệt nội dung

Các dự án thủy điện nếu không được quy hoạch và vận hành phù hợp theo từng giai đoạn sẽ phát sinh nhiều tác động xấu đến chất lượng môi trường.

Bên cạnh những công tác khắc phục và xử lý môi trường thì để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng quy hoạch phát triển thủy điện một cách ồ ạt, cơ quan nhà nước tiếp tục thực hiện việc đánh giá, rà soát và loại bỏ những thủy điện có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Tăng cường rà soát việc quy hoạch, xây dựng thủy điện

Bộ Công Thương cho biết các dự án thủy điện đang vận hành chiếm khoảng 40% công suất và đạt 42,87% điện năng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và tài nguyên. Hầu hết các dự án thủy điện được quy hoạch trên các lưu vực sông lớn thường có công suất 30 MW đã được Bộ Công thương phê duyệt.

Còn đối với những dự án thủy điện nhỏ thường tập trung trên khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn khi quy hoặc còn gặp nhiều hạn chế, điều kiện khảo sát thực địa thường không thuận lợi.

Các dự án thủy điện gây ô nhiễm môi trường

Những nhược điểm khó khắc phục như các tỉnh còn thiếu cơ quan xây dựng quy hoạch, chưa có cán bộ chuyên môn, giữa các ban ngành chưa đồng bộ trong quá trình xem xét quy hoạch.

Đặc biệt các dự án thủy điện nhỏ còn gặp nhiều hạn chế, nhiều dự án phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình khai thác. Các yếu tố chi phối khác như giao thông, mạng lưới điện tại nhiều khu vực có cơ sở hạ tầng yếu kém nên dự án hoạt động chưa đảm bảo khả thi cao.

Trước những thực trạng trên, Chính phủ đề nghị Bộ Công thương phối hợp các UBND các tỉnh tiếp tục rà soát quy hoạch dự án thủy điện và loại bỏ 463 dự án không đáp ứng các tiêu chí kinh tế, xã hội với môi trường.

Do đó, các bộ, ngành, cơ quan chức năng tại từng địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá công tác quản lý, quy hoạch và đầu tư có chọn lọc các dự án thủy điện. Trong đó, Bộ Công thương sẽ rà soát và loại bỏ những dự án hoạt động kém hoặc có ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội trong suốt quá trình quy hoạch.

Xem thêm bài viết về xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện!

Hàng trăm dự án đã bị loại bỏ như thế nào?

Căn cứ theo Nghị quyết 62 của Quốc hội, Bộ quyết định loại bỏ 471 dự án thủy điện với 8 dự án thủy điện bậc thang (công suất 655 MW) và 463 dự án thủy điện nhỏ (công suất 1.404 MW). Hầu như các dự án này đều ít nhiều tác động đến môi trường – xã hội, vừa ảnh hưởng đến quy hoạch vừa mang đến hiệu quả kinh tế thấp.

Đáng chú ý khi tập trung rà soát các dự án thủy điện nhỏ, cơ quan chức năng cũng xem xét và đánh giá lại việc quy hoạch bậc thang thủy điện trên các lưu vực sông lớn. Và dự án thủy điện Đồng Nai 6A và 6B (tổng công suất 241 MW) cũng đã bị loại khỏi quy hoạch vì tác động tiêu cực đến khu vực xây dựng công trình.

Trong quá trình quy hoạch bậc thang thủy điện, cơ quan chuyên ngành tập trung nghiên cứu, cập nhật hiện trạng và xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển mới theo hướng bền vững. Đặc biệt chú trọng trong việc khai thác, sử dụng nước, phương án chống lũ và nghiên cứu việc điều tiết lưu lượng trong mùa hạn và cắt giảm lũ vùng hạ lưu.

Các dự án thủy điện gây ô nhiễm môi trường

Với những dự án đã phê duyệt quy hoạch có 110 dự án thủy điện bậc thang (tổng công suất 17.540 MW). Trong đó đã có 68 dự án đi vào vận hành khai thác, 25 dự án đang thi công, 14 dự án nghiên cứu đầu tư và 3 dự án chưa nghiên cứu đầu tư.

Ngoài ra, công tác thanh kiểm tra những quy định về quản lý chất lượng xây dựng, vi phạm quy trình vận hành các hồ chứa, Đoàn thanh tra Bộ Công thương phát hiện nhiều vi phạm. Nhiều dự án tự ý xây dựng tường cơi nới đập và chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động trong khi thi công công trình. Chẳng hạn thủy điện Suối Sập 3 tự ý cơi nới đập hoặc thủy điện Sập Việt (Sơn La) cũng bị xử phạt vi phạm hành chính vì chưa đảm bảo các quy định.

Làm thế nào để nâng cao năng lực quản lý?

Ngoài việc rà soát công tác quy hoạch dự án thủy điện thì Bộ Công thương cũng tăng cường công tác vận hành các đập, hồ chứa thủy điện. Hiện nay cả nước có 385 công trình thủy điện đang vận hành nhưng có đến 40 dự án không có công trình hồ chứa hoặc sử dụng chung với nước hồ thủy lợi phát điện.

Các hồ chứa thủy điện có dung tích khoảng 86% tổng dung tích các hồ chứa trên cả nước. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ phát điện mà chúng còn tham gia việc cắt/giảm làm chậm lũ trong mùa mưa, cung cấp hoặc bổ sung thêm nguồn nước sản xuất và sinh hoạt cho các khu vực vùng hạ du trong mùa khô hạn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận hành hồ, Bộ cũng gấp rút hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủy điện nhằm đảm bảo an toàn, phù hợp với thực tế, xây dựng chương trình để nâng cao năng lực quản lý thủy điện cho cơ quan nhà nước. Bộ cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về công tác vận hành hồ chứa và quản lý đập thủy điện.

Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768