Loại bỏ dioxin và furan trong khí thải
Các chất gây ô nhiễm như dioxin và furan có nguồn gốc từ đô thị, nông nghiệp và công nghiệp. Chúng xếp vào nhóm các chất hữu cơ khó phân hủy (POP). Thông thường chúng tồn tại trong không khí trong vài thập kỷ, có độc tính cao và tồn tại lâu trong môi trường dẫn đến những thay đổi về các thành phần môi trường và xã hội.
Các nguồn phát thải dioxin và furan chủ yếu từ quá trình đốt cháy, lắng đọng, hạt bay hơi hoặc thải chất thải vào môi trường. Làm sao để xử lý khí thải chứa các thành phần ô nhiễm này?
Đặc tính của dioxin và furan
- Dioxin: không tan trong nước, tồn tại lâu trong môi trường.
- Furan: hợp chất hữu cơ độc hại, không màu, rất dễ cháy và nhiệt độ sôi thấp. Tác động của furan đối với môi trường phụ thuộc vào áp suất không khí, nhiệt độ, thời tiết, đặc tính nguồn thải.
Các nguồn phát thải
- Quá trình đốt: đây là cách phổ biến nhất để giảm lượng chất thải phát sinh nhưng hạn chế lớn nhất là phát thải nhiều chất khí độc hại như đốt CTRS, công nghiệp. Trong đó chất thải bệnh viện cũng được xử lý bằng phương pháp đốt nhưng không sử dụng công nghệ chất lượng vì thế việc đốt sản phẩm đã tạo nhiều khí dioxin vào khí quyển. Vì thế mà nhiều đơn vị đã trang bị thêm nhiều hệ thống xử lý khí thải lò đốt với mục tiêu giảm nguồn khí thải độc hại.
- Nguồn công nghiệp: nguồn dioxin phần lớn có nguồn gốc từ các động của phương tiện giao thông, các sản phẩm từ các nhà máy giấy và bột giấy hoặc ngành luyện kim từ quá trình nấu chảy, thu hồi kim loại cũng có dioxin trong nguồn thải.
Các cách kiểm soát và xử lý dioxin/furan
Giải pháp khử xúc tác chọn lọc
Hiện có nhiều giải pháp để kiểm soát phát thải dioxin và furan như sử dụng các hợp chất chứa lưu huỳnh, thay đổi điều kiện hoạt động của lò đốt. Và có một số công nghệ được thực hiện để kiểm soát quá trình đốt cháy như quá trình oxy hóa hoặc khử xúc tác chọn lọc (SCR) sử dụng chất xúc tác amoniac để phân hủy dioxin/furan một cách hiệu quả mà không làm cản trở điều kiện vận hành lò đốt.
Ure được thêm vào với mục đích phân hủy dioxin giảm tới 90%. Dioxin được kiểm soát thông qua các thiết bị như tháp làm nguội, tháp trung hòa axit, thiết bị xử lý kiểu ướt, bộ lọc túi hoặc than hoạt tính. Đây đều là những tiêu chí quan trọng để tối ưu hóa việc giảm dioxin/furan là lựa chọn tốt nhất.
Ứng dụng công nghệ khí hóa
Khi hóa là quá trình trung gian để sản xuất năng lượng điện và nhiệt tại chỗ. Nó góp phần kiểm soát ô nhiễm không khí, làm vấn đề trở nên ít phức tạp và tốn kém hơn so với quá trình đốt rác.
Giảm việc phát thải khí nhà kính được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thiết bị chuyển đổi năng lượng hoặc chất xúc tác tổng hợp ở hạ nguồn. Trong đó, bộ lọc than là công nghệ khử dioxin đầu tiên, được lắp đặt trong hệ thống phụ trợ với mục tiêu giảm khí thải ô nhiễm.
Bộ lọc giúp hấp thụ hợp chất hữu cơ như dioxin, furan và thủy ngân. Hoặc người ta có thể dùng zeolite hoặc chất xúc tác oxy hóa có khả năng phân hủy cao đối với dioxin.
Phương pháp hấp phụ/hấp thụ
Chủ yếu sử dụng vật liệu hấp phụ dạng rắn để giữ lại khí thải gồm thấp phụ không tái sinh (quy mô nhỏ) và hấp phụ có tái sinh (quy mô lớn). Phần khí ô nhiễm dẫn qua buồng đốt chứa vật liệu hấp phụ để giữ lại chất khí trên bề mặt và chỉ cho phép phần khí sạch đi qua.
Tùy theo tính chất và lưu lượng của khí thải mà lựa chọn, thiết kế tháp hấp phụ. Bên cạnh đó việc lựa chọn vật liệu hấp phụ cũng quan trọng chẳng kém như than hoạt tính, zeolite, phụ phẩm nông nghiệp,...
Còn hấp thụ chia thành hấp thụ vật lý và hóa học. Quá trình này bao gồm nhiều phản ứng hóa học. Có nhiều loại tháp hấp thụ khác nhau như tháp có lớp đệm bằng vật liệu rỗng, tháp sủi bọt, tháp phun.
Vì thế phương án tốt nhất để làm sạch khí thải phải thiết kế hệ thống XLKT có ứng dụng công nghệ xử lý tốt nhất. Vì khí thải rất phức tạp, lưu lượng tùy thuộc vào quy mô sản xuất cũng như đặc tính nguồn thải mà thực hiện các giải pháp kiểm soát và xử lý tối ưu hơn. Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí dịch vụ tại Công ty môi trường Hợp Nhất.