Loại bỏ hạt vi nhựa trong các hệ thống XLNT
Đã kiểm duyệt nội dung
Lĩnh vực tái chế nhựa cùng một số ngành công nghiệp phải làm sạch thiết bị máy móc, sử dụng nước cho nhiều quy trình sản xuất nên thải ra lượng lớn chất thải nhựa độc hại theo nước thải đi vào môi trường. Hiện nay, ô nhiễm vi nhựa là vấn đề nổi cộm mà nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đã và đang khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Vậy các ngành công nghiệp cần làm gì để loại bỏ chất thải nhựa trong các HTXLNT trước khi xả thải như xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, giặt là, tái chế,…
Những tác hại từ chất thải nhựa
Chất thải nhựa chủ yếu chứa chất dẻo tổng hợp với nhiều hóa chất nhỏ hình thành polyme có trọng lượng phân tử cao. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi sự phân hủy oxy và duy trì tính linh hoạt. Với hạt vi nhựa chúng đi vào bề mặt nước thông qua cống thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, dòng chảy nông nghiệp hay bùn thải.
Sự xuất hiện của mảnh vụn nhựa như chất gây ô nhiễm tác động đến sông, hồ, bờ biển, hệ sinh thái biển. Vi nhựa có khả năng tương tác với nhiều chất ô nhiễm khác trong môi trường xung quanh gây ra nhiều rủi ro đối với nhiều loại sinh vật dưới nước. Bên cạnh đó, những chất phụ gia từ cấu trúc polyme cũng gây ra nhiều hậu quả nếu chúng bị rửa trôi. Do đó mà các ngành công nghiệp dệt may, nhựa, giặt là có khả năng thải ra lượng lớn hạt vi nhựa ra môi trường.
Những yêu cầu khi loại bỏ chất thải nhựa
Khi xử lý nước thải công nghiệp
Trước khi thải ra ngoài tự nhiên hay tái sử dụng, nước thải phải được xử lý. Tùy thuộc theo từng loại, quy mô mà tiến hành xử lý sơ cấp, thứ cấp hoặc cấp ba để làm sạch bằng quy trình lý – hóa – sinh. Người ta ưu tiên dùng phương pháp lý – hóa vì nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng và hiệu quả loại bỏ đến 99% chất vi nhựa.
Đối với nước thải này, người ta kiểm soát bằng công nghệ, phương pháp lọc thông thường như đông tụ, keo tụ, lắng hoặc xử lý trực tiếp bằng màng lọc hiệu quả hơn. Trong đó công nghệ màng khá hiệu quả như vi lọc vì kích thước lỗ của chúng rất nhỏ. Các hệ thống màng khác nhau như siêu lọc sẽ được xử lý trước khi loại bỏ các thành phần làm tăng tốc độ bám bẩn. Nước thải các ngành công nghiệp bao gồm từ nhà máy sản xuất có sản phẩm polyme, chất mài mòn, chất hữu cơ.
Khi xử lý nước thải đô thị
Hiện nay nhiều hệ thống yêu cầu phải xử lý thứ cấp như quá trình oxy hóa sinh học sau khi loại bỏ chất rắn lơ lửng trong xử lý sơ cấp, đôi khi được hỗ trợ bởi chất đông tụ chất thải. Hiệu suất tối thiểu khi loại bỏ có thể đạt ít nhất 85% BOD. Một số hệ thống còn bổ sung các bước xử lý bậc 3 như lọc hay khử trùng. Vì thế nếu trong các hệ thống - trạm xử lý nước thải ở khu đô thị nếu không có công trình lọc nước thải thì lượng lớn hạt vi nhựa vẫn còn tồn tại trong nước thải.
Khả năng thu hồi nước
Nhựa vốn dĩ là vật liệu rẻ tiền, nhẹ và bền nên chúng có thể đúc thành nhiều sản phẩm khác nhau. Kết quả trong hàng chục năm qua chất dẻo tái chế tăng lên rõ rệt. Tái chế hoạt động rất quan trọng và có ý nghĩa đối với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, đồng thời giảm thiểu tác động đối với môi trường.
Tái chế mang lại cơ hội giảm sử dụng dầu, lượng khí thải CO2 cũng tăng lên không ngừng. Nhiều quy trình XLNT sử dụng chất đông tụ kết hợp với công nghệ tuyển nổi khí để loại bỏ hết thành phần độc hại. Nhờ vậy mà nhiều ngành nghề có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý đạt hiệu quả đến 98%.
Vấn đề quan trọng cuối cùng cần đề cập là quản lý bùn thải, nó là quá trình thải ra từ nước thải với hàm lượng chất thải rắn lớn cần được xử lý. Chất lượng của nó phụ thuộc vào công nghệ sử dụng như lắng, tạo bông,… với hỗn hợp lỏng như vậy có thể được xử lý bằng các phương pháp dùng hóa chất hoặc thiết bị cơ khí.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần tìm đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tốt nhất!