Loại bỏ muối, crom trong nước thải thuộc da
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải thuộc da chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, trong đó nổi bật nhất là hàm lượng muối và nồng độ crom lớn. Do tính đặc thù có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn vì thế cần ứng dụng phương pháp XLNT tối ưu nhất.
Loại bỏ muối trong nước thải thuộc da
Nước thải thuộc da chứa lượng muối đáng kể được tạo ra trong quá trình ngâm, rửa gây trở ngại không nhỏ đến quá trình xử lý sinh học. Các vấn đề thường gặp phải đối với quá trình xử lý nước thải thuộc da là mức độ thích nghi, sự thay đổi nồng độ muối làm giảm hiệu suất của hệ thống. Độ mặn trong nước thải thuộc da thay đổi liên tục.
Muối trong ngành thuộc da gồm muối vô cơ, natri clorua và natri sunphat. Vì cấu trúc của chúng khá ổn định và dễ hòa tan trong nước mà rất khó để xử lý chúng trong các quy trình như lắng, oxy hóa, kết tủa hoặc keo tụ bằng chất ô nhiễm khác.
Độ mặn của nước thải thường được xử lý bằng phương pháp sinh học. Vi sinh vật chịu mặn thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Sự thay đổi nồng độ mặn thường ảnh hưởng đến việc loại bỏ chất hữu cơ vì chúng gây ra sự phân ly tế bào, mất thành tế bào và chết tế bào.
Với việc gia tăng TDS sẽ làm giảm khả năng khử BOD, COD, TSS và độ đục vì vi khuẩn khá nhạy cảm với nước thải nhiễm mặn. Đối với nước thải có hàm lượng muối cao khiến quá trình phân hủy sinh học bị giảm do đó nước thải đầu ra sẽ bị đục. Trường hợp hàm lượng muối cao cần tiến hành các phương án xử lý như pha loãng, vệ sinh hệ thống, ứng dụng vi khuẩn có khả năng chống mặn, sử dụng phương pháp xử lý nước thải sinh học,…
Ứng dụng một số công nghệ khử muối hiệu quả
- Quá trình điện phân: nếu nước thải chứa lượng muối cao thì chúng có tính dẫn điện tốt thì giải pháp điện phân sẽ hình thành khí clo trên cực dương. Sau đó clo phản ứng với nước tạo ra clorat và hypoclorit.
- Quá trình tách màng: dựa vào sự chênh lệch áp suất trên bề mặt màng với kích thước lỗ, vật liệu khác nhau như màng RO, UF, MF. Nước thải khi tách bằng màng lọc, một phần nước được xử lý đạt chuẩn, phần còn lại chứa lượng muối, COD cao nên chúng cần xử lý bằng công nghệ bổ sung khác.
- Công nghệ thiêu hủy: xử lý ở nhiệt độ cao thích hợp với nước thải chứa nồng độ chất hữu cơ, muối cao với chi phí tương đối thấp, đơn giản, hệ thống dễ vận hành và bảo trì trong suốt quá trình xử lý.
Loại bỏ crom trong nước thải thuộc da
Ngành công nghiệp thuộc da phát sinh nước thải chứa hàm lượng crom lớn ảnh hưởng đến chất lượng hệ sinh thái. Chúng xuất hiện trong môi trường ở nhiều dạng như hóa học, vật lý với hình thái khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Cr6+ và Cr3+. Một số phương pháp loại bỏ crom trong nước thải:
- Phương pháp hấp phụ: hiệu quả tách và loại bỏ crom cùng các kim loại nặng khác bằng nhiều vật liệu khác nhau như than hoạt tính, đất sét, zeolite, chất thải nông nghiệp. Ưu điểm của nó là chi phí vận hành thấp, kỹ thuật xử lý đơn giản thích hợp với dòng thải có nồng độ crom thấp.
- Phương pháp trao đổi ion: bằng cách hoán đổi ion có điện tích mà nó có khả năng loại bỏ crom hóa trị ba với lợi thế hiệu quả về chi phí, tiện lợi cùng khả năng hoàn nguyên tốt.
- Phương pháp đông tụ - keo tụ: là công nghệ dùng chất đông tụ hóa học để tách bỏ các chất hữu cơ, màu mùi, chất lơ lửng, kim loại nặng, bao gồm crom. Giải pháp này giảm tải crom, ức chế hiệu suất quá trình với ưu điểm linh hoạt trong xử lý. Quá trình xử lý cần xem xét đến một số tiêu chí như chất đông tụ, kích thước, công suất, thời gian tiếp xúc.
- Phương pháp kết tủa hóa học: chủ yếu dùng chất kết tủa để khử Cr3+ và Cr6+ cần cân bằng các yếu tố như pH, tác nhân kết tủa, vận tốc dòng chảy và hiệu suất xử lý.
Nếu như bạn cần tư vấn thêm nhiều giải pháp XLNT khác đối với nguồn thải có hàm lượng kim loại nặng như crom thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí hoặc để lại thông tin cần tư vấn để chúng tôi liên hệ trực tiếp trong thời gian sớm nhất.