Hệ thống lọc bụi tĩnh điện trong xử lý khí thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngoài lọc bụi túi vải, bộ lọc tĩnh điện (ESP) trở thành phương pháp xử lý khí thải ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi hiệu quả xử lý bụi, khí thải cao. Để hiểu rõ hơn về ứng dụng, vai trò, nguyên lý hoạt động của ESP như thế nào, cùng Hợp Nhất tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.
Ứng dụng trong nhà máy nhiệt điện
Các nhà máy điện chạy bằng than thường ưa chuộng dùng bộ lọc tĩnh điện vì chúng mang lại nhiều ưu điểm như:
- Phù hợp với nguồn khí thải lớn, hiệu quả loại bỏ bụi PM cao, điện trở thấp.
- Thiết bị sử dụng đơn giản, đáng tin cậy.
- Việc vận hành và chi phí tốn nhiều chi phí.
- Hoàn toàn không gây ô nhiễm thứ cấp.
Trong các hệ thống xử lý khí thải thì thiết bị lọc bụi tĩnh điện truyền thống chủ yếu dựa vào đặc điểm của than và tro. Các ESP thông thường lại có công nghệ lạc hậu, nhiệt độ không cao khiến việc loại bỏ PM2.5 trở nên kém hiệu quả hơn. Để khắc phục những hạn chế này, các nhà máy nhiệt điện phải nâng cấp hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm tăng hiệu suất loại bỏ bụi.
Các nhà máy nhiệt điện than thường dùng bộ lọc tĩnh điện trong lò luyện sơ cấp, thứ cấp. Các hạt mang điện đi qua điện cực và di chuyển qua trường tĩnh điện. Giải pháp này đều có khả năng làm sạch khí thải, hiệu suất cao, loại bỏ hạt li ti. Khi vận hành đúng cách, ESP đạt hiệu suất thu khoảng 99% hạt PM10 và 95% PM2.5.
Hiện nay, bộ lọc tĩnh điện dùng phổ biến trong các quy trình công nghiệp. ESP với tác dụng kiểm soát khí thải từ ống khói qua khu vực chứa các tấm điện cực tích điện âm. Các hạt khí, bụi, khí thải đi qua tấm điện âm tiếp xúc với tấm kim loại tích điện dương bị hút và gắn trên bề mặt.
Những lưu ý về lọc bụi tĩnh điện
- Thay đổi hiệu quả loại bỏ bụi khi lượng gió không đổi.
- Khi lượng bụi không đổi nhưng thể tích khí thay đổi thì điện trở của thiết bị không đổi, hiệu quả loại bỏ tăng.
- Khi nhiệt độ thay đổi khiến nhiệt độ ngưng tụ khói thấp tạo ra sự ăn mòn tác động rõ ràng đến hiệu quả xử lý.
- Các thành phần hóa học của dòng khí thải thay đổi sẽ tác động lớn đến hiệu quả lọc bụi.
- Phân phối khí khiến điện trường của ESP trở nên nhạy cảm hơn.
- Bộ lọc cần sự can thiệp của nhiều yếu tố, điều khiển phức tạp, điện áp và yêu cầu bảo mật cao hơn.
- Hệ thống yêu cầu vận hành lò hơi không cao nhưng yêu cầu quản lý thiết bị phải nghiêm ngặt.
- Bộ lọc tĩnh điện yêu cầu bảo trì với mức độ thường xuyên hơn.
- Yêu cầu việc đầu tư thiết bị cao.
Cách xử lý của thiết bị lọc bụi
- Hệ thống ESP trang bị thêm công tắt ngắt tự động thuận tiện cho việc đóng, mở khi kiểm tra, sửa chữa thiết bị.
- Tại tấm lọc đầu tiên sẽ giúp loại bỏ hạt có kích thước lớn, dầu mỡ để giảm tải trọng cho thiết bị phía sau.
- Sau đó, hỗn hợp khói và bụi đi qua vùng điện từ trường mạnh với điện áp sao cho khiến chúng bị oxy hóa thành ion mang điện tích dương. Các phân tử này sẽ bị các ion điện tích âm ở tấm điện cực hút.
- Tấm lọc bụi thứ hai sẽ có nhiệm vụ loại bỏ hết các hạt bụi còn sót lại trong dòng khí đã xử lý trước đó. Nguồn thải được làm sạch thoát ra ngoài đạt chuẩn xả thải.
Các sự số thường gặp trong hệ thống
Hệ thống bị quá tải
- Nguyên nhân: do lượng bụi phát sinh lớn, độ ẩm lớn, dòng khí lẫn nhiều hạt có kích thước lớn.
- Cần xác định lượng bụi cần thiết, kiểm tra giới hạn về nhiệt độ.
Các thiết bị quá nóng
- Nguyên nhân: do hệ thống quá tải, nút thông hơi bị tắc, lượng dầu mỡ bổ sung không cao, nhiệt độ quá cao.
- Cần kiểm tra lại mức độ, chất lượng dầu mỡ; làm mát cưỡng bức, xác định nguyên nhân quá tải để có biện pháp khắc phục.
Hiệu quả lọc bụi thấp
- Nguyên nhân: do vận tốc lớn, nhiệt độ dòng khí cao, nồng độ bụi lớn, bụi chứa nhiều clorua, điện áp quá lớn.
- Cần đánh giá lại các thông số của dòng khí và ESP.
Việc thiết kế hệ thống xử lý khí thải phụ thuộc nhiều vào đặc tính nguồn thải, quy mô, công suất để lên phương án thiết kế - thi công – lắp đặt phù hợp. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thêm nhiều cách xử lý khí thải thì hãy liên hệ với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.