Lọc sinh học trong hệ thống xử lý nước thải rỉ rác
Đã kiểm duyệt nội dung
Tại nhiều bãi chôn lấp, nước thải rỉ rác phát sinh rất nhiều thường ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vì chứa nhiều thành phần chất ô nhiễm như kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất vô cơ, cặn bẩn.
Tại nhiều quốc gia, xử lý nước thải rỉ rác chủ yếu ứng dụng các công nghệ truyền thống, mặc dù cơ bản xử lý và hạn chế một số chất ô nhiễm nhưng nguồn nước sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn. Ngày nay, người ta dần ứng dụng thành công nhiều phương pháp xử lý nước thải hiện đại hơn, trong đó có công nghệ lọc sinh học.
Ứng dụng thiết bị lọc sinh học xử lý nước thải rỉ rác
Trước vấn đề này, lọc sinh học diễn ra bằng cách cho nguồn thải ô nhiễm đi qua các giá thể xốp cố định vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này có hoạt tính xử lý triệt để các chất ô nhiễm. Xử lý nước thải bằng lọc sinh học mang đến hiệu quả xử lý cao các chất lơ lửng, chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ hòa tan.
Bể lọc sinh học hoạt động trên nguyên tắc bám dính sinh trưởng, VSV tiến hành một số quá trình sinh hóa quan trọng. Trong điều kiện thiếu oxy, quá trình khử nitrat loại bỏ nito dưới dạng nitrat hóa bằng cách chuyển hóa thành khí Nito. Phần oxy được giải phóng từ nitrat sẽ oxy hóa chất hữu cơ và nito. Sản phẩm từ quá trình phân hủy chủ yếu là CO2, H2O, N2,…
Thiết bị lọc nước được bố trí đệm và phân phối nước ngập giá thể bám dính. Trong đó sự sinh trưởng, phát triển và chết của màng sinh học xảy ra liên tục. Khi lớp màng sinh vật chết, VSV sẽ rời khỏi giá thể và lơ lửng trong nước, sau đó lắng dần xuống đáy. Lọc sinh học có khả năng khử được BOD và chuyển hóa NH4+ thành NO3-. Vật liệu lọc có thể giữ lại cặn lơ lửng, đồng thời nhờ hệ thống thổi khí giúp thiết bị lọc không bị tắc khi hoạt động.
Đặc điểm của màng sinh học và quần thể VSV
Màng sinh học là nơi sinh sống của nhiều quần thể VSV với hoạt tính oxy hóa chất hữu cơ. Màu sắc của màng thay đổi liên tục tùy theo thành phần của nước thải. Màng sinh học là nơi tồn tại của vi khuẩn hiếu khí (lớp ngoài cùng với trực khuẩn Bacillus), vi khuẩn tùy tiện (lớp trung gian gồm Pseudomonas, Alcaligenes,…) và vi khuẩn kỵ khí (lớp bên trong gồm vi khuẩn khử lưu huỳnh và khử nitrat).
Phía dưới cùng của màng là quần thể VSV, đa phần là động vật nguyên sinh. Chúng sẽ ăn VSV khác và dùng một phần màng sinh học để làm thức ăn nên hình thành nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt chất mang. Trong đó, quần thể VSV có tác dụng giống như bùn hoạt tính với khả năng phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước rỉ rác. Cơ chế của màng sinh học gồm:
- Quá trình tiêu thụ cơ chất làm sạch nước: diễn ra quá trình tiêu thụ cơ chất và trao đổi chất của VSV. Lớp màng trong hệ thống xử lý nước thải sinh học phát triển trên bề mặt vật mang tiêu thụ cơ chất từ nước thải theo cơ chế khuyếch tán phân tử.
- Quá trình màng sinh học sinh trưởng, phát triển và suy thoái.
Còn quá trình phát triển của VSV diễn ra trong 3 giai đoạn dưới đây:
- Giai đoạn 1: màng sinh học còn mỏng và tất cả VSV phát triển trong cùng điều kiện như quá trình VSV lơ lửng.
- Giai đoạn 2: độ dày của màng dần lớn hơn, lượng cơ chất tiêu thụ dùng để duy trì sự trao đổi chất của VSV mà không có sự gia tăng sinh khối.
- Giai đoạn 3: bề dày của màng ổn định hơn nên VSV trên màng tăng trưởng mạnh về số lượng và chủng loại.
Làm thế nào để màng sinh học hoạt động hiệu quả?
Đối với bể lọc sinh học đòi hỏi tính chất nước đầu vào và điều kiện để màng sinh vật cần:
- Thể tích nước phải ngập giá thể.
- Nồng độ pH tối ưu của nước từ 6.5 – 8.5.
- Nhiệt độ thích hợp nhất để VSV thích nghi là 27 – 37 độ C. Vì nhiệt độ quá cao khiến VSV bị chết nhưng nếu quá thấp thì VSV phát triển chậm lại.
- Cung cấp oxy trong ngăn hiếu khí để oxy hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng.
Nếu Quý KH cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì liên hệ ngay công ty môi trường Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ thông tin và báo giá tốt nhất.