Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Lọc tuần hoàn xử lý nước nuôi trồng thủy sản


2513 Lượt xem - Update nội dung: 20-05-2021 09:29

Đã kiểm duyệt nội dung

Vì sao phải cải tiến công nghệ lọc nước? Làm sao để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản vừa hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường vừa tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống?

Quá trình sinh trưởng của thủy sản làm thay đổi môi trường nước, nhất là cần hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận tự nhiên. Nguồn thủy sản ngày càng được quản lý khắt khe, tuân thủ các yêu cầu – tiêu chuẩn về quy trình nuôi sạch, thân thiện hơn. Chất lượng nước phải được cải thiện bằng cách áp dụng công nghệ mới, hiện đại hơn. Và nổi bật là hệ thống lọc nước tuần hoàn trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Ứng dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn

Tăng khả năng tái sử dụng nước

  • Hệ thống tuần hoàn gồm bể nuôi cá, bể tách chất thải rắn, bể chứa, bể lọc sinh học, bể xử lý yếm khí, bể ozone. Hệ thống có khả năng khử bùn thải, khử mùi, khử hạt chất rắn siêu nhỏ và kiểm soát quản lý mầm bệnh hiệu quả.
  • Phần nước thủy sản tuần hoàn trong hệ thống đảm bảo làm sạch, tái sử dụng liên tục nhờ sử dụng phương pháp lý – sinh học.
  • Khác với hệ thống khác, lọc tuần hoàn được thiết kế riêng biệt với năng suất cao gấp nhiều lần khi làm sạch vi khuẩn, mầm bệnh.
  • Theo nghiên cứu thì chất lượng nước sạch hoàn toàn không gây ô nhiễm, giảm thiếu tác động đến môi trường xung quanh.
  • Tái sử dụng nước trong hệ thống lọc tuần hoàn nhờ giai đoạn xử lý lọc bỏ chất rắn, lọc sinh học, cân bằng khí, oxy hóa và khử trùng.

Lọc tuần hoàn xử lý nước nuôi trồng thủy sản

Giảm chi phí sản xuất nhờ lọc tuần hoàn

Chi phí để một hệ thống xử lý nước thải là không hề thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế để tiết kiệm vốn đầu tư, chi phí vận hành thì lọc tuần hoàn sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu được vấn đề bởi những ưu điểm:

  • Tối ưu hóa điều kiện nuôi thủy sản và không bị tác động bởi sự biến động về chất lượng nguồn nước và nhiệt độ môi trường.
  • Lợi ích thu được lớn hơn chi phí đầu tư nên giúp giảm chi phí sản xuất tối đa. Khi sử dụng quy trình xử lý bổ sung không chỉ mang lại chất lượng nước mà còn tăng tỷ lệ tuần hoàn cao hơn.
  • Hệ thống hoạt động khép kín khi bổ sung thêm công nghệ khử nito, tách nước từ bùn. Đặc biệt, hệ thống được thiết kế phải cân bằng giữa cách xử lý, giá thành và chất lượng nước.
  • Hệ thống lọc tuần hoàn sử dụng trong trường hợp xử lý nguồn nước mới, nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm, giới hạn công suất hoặc bạn muốn kiểm soát chất lượng nguồn nước và nhiệt độ.

Nguyên lý hoạt động của lọc tuần hoàn

  • Bể lắng/lọc: chứa nước thải được chia thành ngăn lắng/lọc thường làm bằng composite hoặc xi măng có cấu trúc nhỏ hẹp. Lực ly tâm làm lắng chất rắn trong nước. Người ta bố trí hệ thống lọc gồm cát, sỏi, lưới,… để giữ lại chất thải và chuyển đến bể chứa bùn.
  • Bể lọc sinh học: chuyển hóa NH3, NO2, CO2,… ít độc hại hơn. Lớp màng sinh học chứa vi khuẩn hiếu khí, tùy tiện và kỵ khí có tác dụng hấp thụ ammoniac và nitrite.
  • Nước tuần hoàn trong hệ thống mà không cần thay nước. Chỉ cấp nước khi cần bù đắp lượng nước hao hụt.
  • Cần kiểm tra các thông số quan trọng như DO, pH, NH3, NO2,… nhiệt độ trước khi thả thủy sản vào ao nuôi.

Vai trò của lọc sinh học tuần hoàn

  • Lọc tuần hoàn đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản yêu cầu khả năng vận hành thấp, vật liệu phải không có tính ăn mòn để phát triển nguồn vi sinh nitrat hóa.
  • Bộ lọc được khởi động phải thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn phù hợp với đặc tính hóa học.
  • Cần điều chỉnh độ kiềm, amoniac, nitrit, pH, nhiệt độ để hỗ trợ sự tăng trưởng tối đa của vi khuẩn.
  • Lựa chọn giá thể phù hợp để vi khuẩn nitrat hóa, tiêu thụ hết chất thải nito hòa tan do thủy sản bài tiết ra. Nhờ vậy mà giảm hàm lượng ammoniac tác động xấu đến môi trường, giảm tốc độ tăng trưởng và gây chết nếu tiếp xúc ở nồng độ cao.
  • Nhiều lớp VSV phát triển, di chuyển tự do trong nước dưới dạng lơ lửng, chúng được duy trì nhờ hệ thống sục khí lắp đặt dưới đáy bể.

Tái sử dụng nước thải thủy sản trở thành chiến lược phát triển bền vững trong tương lai vừa ưu tiên kích thích tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo các vấn đề môi trường. Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên cung cấp giải pháp môi trường, quý KH cần hỗ trợ tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
(11:43 04-09-2024)
Tại các nhà máy sản xuất sơn hoặc các ngành công nghiệp có phát sinh khí thải chứa nhiều hơi axeton thì giải pháp ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768