Lợi ích từ các mô hình sinh thái đô thị
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay khái niệm sinh thái đô thị không còn quá xa lạ đối với con người trong những nố lực để xử lý môi trường - hạn chế ô nhiễm. Nó là hình thức đối phó với biến đổi khí hậu, suy kiệt tài nguyên, hệ sinh thái bị phá hủy cùng với những tác động không mong muốn khác đến môi trường và con người.
Việc thực hiện đô thị sinh thái không quá khó nhưng cần sự kết hợp của nhiều tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Nếu được chú trọng hơn, trong tương lai, Việt Nam sẽ xây dựng được hình ảnh sinh thái đô thị hiện đại, văn minh không kém gì với các quốc gia khác.
Phát triển mô hình sinh thái ở đô thị
Nước ta có nhiều đô thị, thành phố lớn, nhưng điển hình vẫn là TP. HCM và Hà Nội. Trong vài năm trở lại đây hình ảnh các đô thị lớn không ngừng bị “xấu” đi, phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như gia tăng dân số, ngập úng, ùn tắc giao thông, thiếu năng lượng và hơn hết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nghiêm trọng nhất vẫn là thực trạng ô nhiễm khí thải, nước thải, chất thải. Chính vì thế, Việt Nam ưu tiên phát triển nền cacbon thấp với các chính sách, chiến lược quan trọng hàng đầu. Nước ta áp dụng một số chiến lược quan trọng như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, tăng trưởng xanh,…
Bên cạnh đó, các địa phương cũng không ngừng xây dựng hình ảnh đô thị xanh, kinh tế xanh, ưu tiên nền kinh tế tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Đối với vấn đề xử lý khí thải, những đô thị lớn hướng đến xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng, thân thiện với môi trường, hệ thống giao thông hiện đại tạo điều kiện sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng khác.
Ngoài các tiêu chí trên, mô hình sinh thái cũng bắt đầu triển khai ở nhiều thành phố. Điều này giúp xây dựng hình ảnh môi trường gần gũi, trong lành, ít phát thải cacbon, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế đô thị bền vững.
Hiệu quả từ các mô hình sinh thái tự nhiên
Sinh thái cảnh quan
- Tăng cường phủ xanh đô thị với hệ thống cây xanh hấp thụ hàng tấn khí CO2. Các cụm khu dân cư, tòa nhà, chung cư cần được thiết kế theo mô hình công viên mini.
- Giảm nguy cơ lũ lụt nhờ hệ thống thoát nước tự nhiên, các công viên nối liền sông ngòi với bề mặt có tính thẩm thấu cao.
- Tăng cường bảo vệ nguồn nước, tận dụng và tái sử dụng nước thải.
Sinh thái nhân văn
- Giúp bảo tồn di sản văn hóa và kiến trúc khuyến khích người dân giảm nhu cầu di chuyển bằng phương tiện ô tô.
- Xây dựng chính sách anh sinh xã hội tốt giúp hơn 70% người dân tham gia vào các chương trình hành động vì môi trường.
- Tạo động lực phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị đảm bảo mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
- Xây dựng không gian sống lành mạnh, gắn kết nhiều nhóm cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống để con người sinh hoạt, làm việc, học tập và nghỉ ngơi tốt nhất.
Mô hình sinh thái đô thị điển hình bao gồm gì?
Một hệ sinh thái đô thị phải có sự gắn kết giữa cảnh quan và các hoạt động của cộng đồng. Việc xây dựng hệ sinh thái quan trọng nhất phải hướng đến hình ảnh cây xanh và mặt nước. Vì thế, việc xây dựng mô hình sinh thái đô thị phải bao gồm:
- Phải phân loại rõ xanh hóa không gian theo từng bậc.
- Tập trung vào tiến trình xanh hóa như mái, sân, mặt đất, thay thế khoảng sân bê tông thành thảm cỏ hoặc thay thế mái tôn bằng mái phủ thực vật.
- Kết hợp canh tác đô thị với quy mô nhỏ nhưng đòi hỏi phải phân bố đều thích hợp với khí hậu, thời tiết từng khu vực nhất định.
- Xây dựng tối ưu mô hình cây xanh và mặt nước thông qua hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, tăng cường đa dạng sinh học, hiệu quả cao.
- Lưu ý nên trồng nhiều loại cây theo từng tầng, nhất là các loài cây bản địa để hình thành khu dự trữ sinh quyển mới.
- Thường xuyên lồng ghép chương trình, vấn đề về y tế, giáo dục, môi trường nhằm thu hút người dân tham gia.
Như vậy, nền tảng của sinh thái cảnh quan đô thị vẫn gắn liền với hình ảnh hệ thực vật được tổ chức phù hợp với hệ thống không gian mở quy hoạch. Các hệ thực vật vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm phong phú về chủng loại, là thế mạnh cần khai thác để đưa không gian xanh vào đô thị không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống con người.