Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Lưu ý gì khi thiết kế hệ thống xử lý nước cấp?


1477 Lượt xem - Update nội dung: 11-10-2023 17:06

Đã kiểm duyệt nội dung

Xử lý nước cấp cho lò hơi, hay nước thải để tái sử dụng đòi hỏi bạn phải đáp ứng các yêu cầu quan trọng liên quan đến tính năng, sự phù hợp công nghệ và hiệu quả xử lý. Và đối với việc xử lý nước thô cho lò hơi, nước sản xuất cho đến hệ thống tái sử dụng nước thải càng trở nên cần thiết hơn.

Lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước cấp

1. Lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp thay đổi tùy thuộc vào chất lượng nước thô đầu vào. Quy trình xử lý được lựa chọn để ngăn chặn sự ăn mòn, tích tụ bùn, hình thành cặn, chất hữu cơ, vi sinh vật làm giảm hiệu quả hoạt động, tuổi thọ của hệ thống.

Nước thô từ các nguồn chứa muối canxi, magie, natri và kali, clorua, sunfat, oxy hòa tan, cacbon dioxide cùng chất rắn lơ lửng. Nồng độ tạp chất thay đổi tùy theo nguồn nước sẽ quyết định đến việc thiết kế hệ thống hoàn chỉnh. Các giai đoạn trong việc xử lý nước cấp gồm quy trình xử lý chính, hệ thống định lượng hóa chất và thiết bị lọc, khử trùng nước.

Chức năng của quy trình xử lý chính chủ yếu lọc nước thô đầu vào và cho phép nó phù hợp với mục đích sử dụng cho lò hơi. Trong giai đoạn tiền xử lý, nước thô được định lượng hóa học nhằm điều chỉnh độ pH, đông tụ và loại bỏ chất rắn. Sau khi lọc, nước được khử trùng và lưu trong bể chứa trước khi chuyển sang thiết bị trao đổi ion.

Tại giai đoạn trao đổi ion, chất bẩn, chất hữu cơ được tách bỏ hoàn toàn. Nước đi qua đơn vị nhựa anion. Trong suốt quá trình xử lý, nhựa bị cạn kiệt. Thiết bị tái sinh được sử dụng cùng với hóa chất như axit sunfuric, xút nhằm khôi phục khả năng trao đổi ion. Thiết bị định lượng hóa chất nước cấp cho lò hơi thực hiện chức năng khử oxy sau khi khử khí, giảm pH và ngăn chặn sự ăn mòn.

Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

2. Lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt

Hầu hết, quy trình xử lý nước cấp trong sinh hoạt ứng dụng giải pháp như lọc, hóa học, lắng, quy trình thẩm thấu ngược dựa trên màng cùng với khử trùng làm sạch nước. Nguồn nước này đa phần đã qua xử lý và chỉ cần xử lý thêm trước khi cung cấp cho mục đích sử dụng cuối cùng.

Việc thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt sẽ giảm tác động đến nước mặt và nước ngầm. Nó đảm bảo toàn bộ nước được xử lý thích hợp an toàn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm nước đáng kể.

  • Phương pháp lọc: triển khai đơn giản, khả năng lọc mang lại giải pháp hiệu quả loại bỏ độ đục trong nước. Các bộ lọc được thiết kế phải phù hợp với chất lượng nguồn nước, tốc độ dòng chảy, công suất thiết kế,… Lọc than hoạt tính được ứng dụng rộng rãi nhất vì xử lý tốt các vấn đề về mùi, vị do các chất hữu cơ phân hủy, khí hòa tan và clo dư gây ra
  • Quy trình thẩm thấu ngược: loại bỏ cùng lúc nhiều thành phần nguy hại như cặn bẩn, chất hữu cơ, vi khuẩn, vi rút, mùi, vị và giữ lại nhiều chất khoáng tốt cho nước
  • Xử lý hóa học bằng cách làm mềm nước: nước cấp thô đầu vào thường có độ cứng nhất định vì chứa nhiều thành phần như magie, canxi dẫn đến việc đóng cặn vôi. Chất làm mềm không chỉ giảm độ cứng mà còn bảo vệ thiết bị xử lý hoạt động bền vững hơn
  • Ứng dụng giải pháp khử trùng tia cực tím: tiết kiệm, không sử dụng hóa chất cũng như mang lại nguồn nước an toàn khi tiêu diệt đến 99% vi khuẩn, E.coli, vi sinh vật,…

Hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt

3. Lưu ý khi thiết kế hệ thống tái sử dụng nước thải

Tại nhiều quốc gia, việc thiết kế hệ thống tái sử dụng nước thải ngày càng quan trọng vì nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các giải pháp như công nghệ màng siêu lọc, màng nano, màng RO thường đặt sau xử lý sinh học cho chất lượng nước đáng tin cậy.

Trong khi đó, nước thải sinh hoạt là nguồn được chú trọng khi việc đầu tư vào hệ thống phân tách nước, chất ô nhiễm mang lại hiệu quả xử lý cao. Tái sử dụng nước thải cho các nhu cầu như tưới cây, làm sạch công nghiệp, rửa thiết bị,… Các phương pháp được phát triển trong việc cải tiến công nghệ áp dụng vào việc nâng cấp chất lượng nước như màng lọc, thẩm thấu ngược, tia cực tím,…

Các hệ thống tái sử dụng nước điển hình:

  • Màng MBR-RO: tạo ra nước sạch, tiết kiệm chi phí.
  • Xử lý bậc ba: nhiều cơ sở có quy trình xử lý bậc ba khác nhau và mục đích tái sử dụng nước cũng khác nhau như tái sử dụng đô thị, tái sử dụng môi trường và tái sử dụng công nghiệp. Chi phí vận hành các nhà máy lọc và UV thấp hơn so với các hệ thống MBR.

Những lưu ý khi thiết kế hệ  thống tái sử dụng nước thải

Tái sử dụng nước thải có nhiều ưu điểm như cung cấp nước cho các lĩnh vực khan hiếm nước, cải thiện sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí năng lượng. Điều quan trọng phải lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý tối ưu nhất.

Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống tái sử dụng nước thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:39 10-01-2025)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(09:59 16-09-2024)
Dịch vụ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi của Hợp Nhất ra đời với mục đích giúp doanh nghiệp xử lý tốt nguồn ...
(08:39 28-03-2024)
Việc thi công hệ thống xử lý nước thải là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp phải triển khai trước khi dự án ...
(08:36 28-03-2024)
Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp hoạt động ở tất cả ...
(16:47 30-10-2023)
Dịch vụ nâng công suất cho hệ thống xử lý nước thải tại công ty Môi trường Hợp Nhất rất linh hoạt và bám sát ...
(16:37 06-09-2023)
Dịch vụ tư vấn môi trường miễn phí qua zalo 24h. Tổng đài 0938857768 trực tuyến, tư vấn online 24/24 qua zalo hoàn toàn ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768