Lý do dẫn đến ô nhiễm môi trường ở Hà Nội?
Đã kiểm duyệt nội dung
Thủ Đô Hà Nội, một thành phố trọng điểm trong sự phát triển kinh tế của cả nước. Đây được ví như bộ não của Việt Nam bởi sự tập trung của các trung tâm hành chính, nơi thường diễn ra các cuộc họp quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển của đất nước.
Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, Hà Nội luôn nằm trong top các thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí ở mức báo động. Đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, Hà Nội đứng thứ 12 trên thế giới theo bảng xếp hạng các thủ đô ô nhiễm nhất. Và mảnh đất hình chữ S, Việt Nam cũng đứng thứ 17 trên thế giới trong các nước ô nhiễm nhất theo World Air Quality Report của AirVisual.
Vì sao Hà Nội lại nằm trong tình trạng này? Ô nhiễm môi trường được biết đến với 2 loại chính là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Ô nhiễm nguồn nước tại thủ đô Hà Nội
Với lượng nước rất lớn được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của người dân và nước thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, xưởng sản xuất,…Thế nhưng liệu có bao nhiêu % lượng nước thải này đã được xử lý?
Chí tính riêng lượng nước thải ở các khu công nghiệp thì mới chỉ có khoảng 22% các đơn vị đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, còn lại đến 78% là những đơn vị vẫn đang trong tình trạng xả thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn. Đặc biệt là có 1 số lượng không nhỏ các doanh nghiệp, đơn vị dù đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng lại không đưa vào hoạt động hoặc chỉ đưa vào hoạt động khi có các đoàn kiểm tra.
Tại sạo lại xảy ra tình trạng này? Có lẽ đại đa số các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để có thể đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thì có vẻ như là một điều bất khả kháng. Hoặc khi cân đong đi, đếm lại thì vẫn chấp nhận đóng phạt thay vì phải đầu tư xây dựng hệ thống bởi 2 chí phí này có mức chênh lệch rất lớn.
Trên đây chỉ là một số vấn đề tồn đọng trong xử lý nước thải công nghiệp, vậy đối với nước thải sinh hoạt thì sao? Có thể nói đây cũng là một vấn đề không nhỏ bởi lưu lượng xả thải của các hộ gia đình thường rất nhỏ thế nhưng khi hàng triệu, hàng tỉ gia đình gộp lại thì lượng nước thải này sẽ là một vấn đề lớn.
Thông thường nước thải sinh hoạt ở các hộ gia đình được xả thải trực tiếp ra các con sông điều hòa nước, sông dẫn nước chung của thành phố để đưa về một số nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải này có bao nhiều phần là được đưa đến nhà máy xử lý hay bị lưu lại ở các con sông dẫn nước, khiến nước sông, nước kênh đổi sang màu đen và bốc mùi,…ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và cảnh quan đô thị.
Hiện nay đã có 9 nhà máy xử lý nước thải tại Hà Nội, có công suất tầm 627.700 m3/ngày đêm, dự tính thì chi phí đầu tư xây dựng tầm 1.055 triệu USD. Thế nhưng đại đa số các nhà máy này vẫn chưa đạt yêu cầu.
Theo một số chuyên gia đến từ Nhật Bản để hạn chế và khắc phục tối đa những ảnh hưởng từ nguồn nước thải thì cần xây dựng nhà máy XLNT với công suất lớn tầm 10.00 m3/ngày đêm thì ước tính cần đầu tư khoảng 38.5 triệu USD, diện tích xây dựng từ 1 – 2 Ha.
Ô nhiễm không khí
Cũng tương tự như nước thải, những vấn đề hạn chế trong ý thức bảo vệ môi trường và xử lý khí thải của các doanh nghiệp là vấn đề chính dẫn đến bầu không khí bị ô nhiễm.
Trong năm 2019, ngập tràn trên các phương tiện truyền thông, báo đài là những nỗi bức xúc, phản ánh của người dân về một số trường hợp xả thải ra môi trường những lượng khí thải có màu đen, bụi mịn,…và trong số đó không ít lần người dân đã phải có những hành động để khiến những doanh nghiệp này đình công và chờ cơ quan chức năng đến giải quyết.
Cũng trong năm vừa qua, Hà Nội liên tục nằm trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, thậm chí đã có không ít lần Bộ Y Tế đã phát ra lời cảnh báo với người dân về vấn đề bảo vệ sức khỏe khi ra đường.
Làm sao để giải quyết triệt để những vấn đề này? Là bài toán không hề đơn giản, thế nhưng nếu không có những biện pháp giải quyết thì rất có thể chúng ta phải nhận lấy những hậu quả tồi tệ từ cơn giận dữ của thiên nhiên.