Màng Polyme trong hệ thống xử lý nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước sạch là nhu cầu quan trọng để duy trì sự sống của Trái Đất, nhất là cuộc sống con người. Hàng loạt công nghệ màng lọc ra đời giải quyết các vấn đề nước thải và cho phép loại bỏ nhiều chất ô nhiễm, cặn bẩn và nhiều vi khuẩn có hại khác mà không cần sử dụng hóa chất.
Hàng loạt màng lọc được chế tạo như màng RO, UF, Nano đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và ứng dụng mang lại nhiều tín hiệu khả quan. Nổi bật gần đây là sự ra đời của màng lọc Polyme được sử dụng trực tiếp để xử lý nước thải với độ bền hóa học và tính dẻo cao.
1. Vì sao màng Polyme vượt trội hơn màng Nano?
Trong vài năm trở lại đây, người ta đã quá quen thuộc với màng lọc Nano xử lý nước uống rất hiệu quả. Chức năng chính của màng Nano chủ yếu làm mềm nước, khử đục và loại bỏ nhiều cặn bẩn có kích thước nhỏ. Bên cạnh đó, màng nano còn dùng để khử mặn nên có thể tùy chỉnh để sử dụng nên sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Vì một số hạn chế, màng Nano vẫn chưa được nhiều người tin tưởng tuyệt đối. Chẳng hạn kích thước lỗ rỗng không đều nên vẫn chưa thể lọc hết chất ô nhiễm.
Với thách thức này, các nhà khoa học ở Mỹ đã chế tạo ra màng lọc mới từ vật liệu Polyme với kích thước lỗ lọc tùy chỉnh và thu hồi nhiều nguyên liệu quý hiếm. Người ta tin rằng với nhiều ưu điểm vượt trội, màng Polyme sẽ là giải pháp lọc nước thải tốt nhất vì tình trạng khan hiếm nước cũng như nguồn nước nhiễm hóa chất ngày càng nghiêm trọng.
2. Đặc trưng của màng Polyme
Với nhiều thực nghiệm, màng polyme có khả năng khử mặn, lọc nước thải và có thể áp dụng cho các quy trình xử lý nước thải để thu hồi các chất cần thiết khác. Trên bề mặt các khối polyme tồn tại các liên kết cộng hóa trị lớn thành mô hình hoàn chỉnh. Do đó chúng ta có thể dễ dàng tùy chỉnh các lỗ nhỏ để ngăn chặn sự xâm nhập của các hạt bẩn.
Cùng lúc đó, các chất sẽ phản ứng với màng theo hướng không giống nhau nên chúng có tính chất hóa học khác nhau. Vì việc điều chỉnh kích thước cũng như phản ứng hóa học nên các lỗ màng polyme có khả năng thu hồi nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm như vàng, bạc.
Còn các kim loại nặng khác sẽ được thu gom và xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chính vì thế màng Polyme thường kết hợp với quy trình XLNT để khử mặn và thu hồi dưỡng chất. Nhờ vậy mà người ta có thể sản xuất nguồn nước uống dồi dào và an toàn hơn.
So với màng Nano, chi phí đầu tư cho màng polyme sẽ đắt đỏ hơn nhiều. Nhưng bù lại, nó lại có khả năng phục hồi và giảm nhu cầu hóa học nên ít tác động đến môi trường hơn. Hiện nay, ngoài việc ứng dụng cho các hệ thống xử lý nước thải, màng polyme còn được dùng cho những chuyến du lịch dài ngày.
Công nghệ màng lọc ngày càng được sử dụng phổ biến vì tính năng lọc nước và loại bỏ cặn bẩn rất hiệu quả.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo thông tin.
Để được tư vấn giải pháp xử lý nước thải phù hợp với doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ.