Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Mặt hạn chế của quan trắc môi trường không khí


3244 Lượt xem - Update nội dung: 23-07-2020 08:51

Đã kiểm duyệt nội dung

Quan trắc môi trường không khí là tổ hợp các công việc cần thiết như xác định vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, thông số cần thiết, vận chuyển và bảo quản mẫu. Tất cả công việc phải được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định để cho ra kết quả chính xác mà phục vụ nhiệm vụ lập báo cáo quan trắc theo định kỳ hằng năm cho doanh nghiệp.

Mục đích của việc quan trắc môi trường không khí

Căn cứ theo Thông tư 40/2015/TT-BTNMT thì quan trắc môi trường có mục đích:

  • Cung cấp các số liệu để phục vụ công tác kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.
  • Giúp doanh nghiệp quản lý môi trường tối ưu.
  • Hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu về quan trắc môi trường của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở đến các quy chuẩn môi trường liên quan đến khí thải.
  • Đánh giá hiệu suất xử lý môi trường và theo dõi của các hệ thống xử lý khí thải.

Hạn chế tồn đọng trong quan trắc môi trường không khí

Hiện nay không chỉ chất lượng không khí tại các đô thị, thành phố mà ngay cả khu vực nông thôn cũng giảm sút đáng kể. Trong khi đó hoạt động quan trắc môi trường không khí chủ yếu thực hiện theo các phương pháp thủ công truyền thống với tần suất 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.

Mặt hạn chế của quan trắc môi trường không khí

 

Mặc dù cho kết quả quan trắc với độ chính xác cao nhưng quá trình lấy mẫu tại hiện trường và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm theo đủ tiêu chuẩn đòi hỏi cần giải pháp bảo vệ mẫu an toàn, đòi hỏi thời gian và các thiết bị cần thiết đi kèm.

Ngoài ra thời gian bảo quản mẫu thường ngắn nên rất khó để lấy hết mẫu trong ngày hoặc rất khó kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kết quả quan trắc. Thực trạng ở Việt Nam mới chỉ có 30 trạm quan trắc tự động, liên tục mà mật độ lại không đồng đều chưa đảm bảo quan trắc hết tại các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng.

Các trạm này thường có ưu điểm quan trắc liên tục 24/24, cung cấp các số liệu, theo dõi và đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí. Nhưng rào cản lớn nhất với các trạm này là chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì vận hành tương đối lớn nên nhiều trạm sau khi lắp đặt xong nhưng vì thiếu kinh phí duy trì nên đã tạm dừng hoạt động.

Các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan,… bên cạnh thiết lập những trạm quan trắc tự động thì họ còn trang bị thêm thiết bị đo khí cầm tay. Các thiết bị này ít tốn chi phí đầu tư, nhỏ gọn, dễ sử dụng và có khả năng thu thập và lưu trữ dữ liệu lớn nên rất thích hợp cho công tác quan trắc môi trường không khí.

Sau một thời gian phổ biến, người ta bắt đầu sử dụng các thiết bị này để quan trắc môi trường nước. Nhưng nhược điểm của các thiết bị này lại không phù hợp để quan trắc môi trường không khí xung quanh, nhất là quan trắc khí độc tại nơi làm việc và quan trắc khí thải. Vì chưa hiểu rõ tính năng nên các thiết bị hoạt động không hiệu quả, số liệu quan trắc còn thiếu. Nguyên nhân được cho là do chưa có quy định về quy trình quan trắc, hiệu chuẩn thiết bị, về dải đo,… với các thiết bị cầm tay.

Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí

Những giải pháp xây dựng mạng lưới trạm quan trắc môi trường:

  • Kết hợp đồng thời việc thiết kế và xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường gắn với mô hình cảnh báo hay dự báo các sự cố với tất cả thông tin liên quan đến chất lượng và diễn biến môi trường theo từng không gian và thời gian hiệu quả.
  • Bằng việc xây dựng trạm quan trắc không chỉ giúp các địa phương kiểm soát ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp thông tin hỗ trợ việc kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm không khí.
  • Cần tăng cường lắp đặt các trạm quan trắc ở những khu vực ít bị ảnh hưởng để có sự khái quát, ổn định giúp cơ quan theo dõi, đánh giá và so sánh toàn diện mức độ ô nhiễm giữa các địa phương với nhau.
  • Để quan trắc môi trường không khí diễn ra thuận lợi cần tính toán chi tiết về các yếu tố gây ô nhiễm, vùng dễ bị tác động, khu vực tập trung đông dân cư.
  • Trước khi tiến hành đầu tư lắp đặt trạm quan trắc cần lựa chọn thiết bị công nghệ hiện đại để đồng bộ và tương thích với các hệ thống quan trắc tự động.
  • Cần xây dựng khung pháp lý có quy định rõ trách nhiệm liên quan đến các số liệu quan trắc không khí để đưa ra những đánh giá, định hướng được các nhiệm vụ, công tác quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội.

​Để có thể biết thêm thông tin chi tiết về cách lập hồ sơ môi trường, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Hợp Nhất để được hỗ trợ!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:36 07-10-2024)
Cần đến đơn vị lập giấy phép môi trường trọn gói cho doanh nghiệp để được tư vấn thông tin nhanh chóng, kịp ...
(16:13 26-07-2024)
Theo Luật mới có hiệu lực từ năm 2023 thì cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ về môi trường ...
(15:53 22-05-2024)
Hợp Nhất - Công ty chuyên các dịch vụ về tư vấn, lập báo cáo quan trắc môi trường theo định kỳ. Cam kết tư vấn, ...
(08:16 11-04-2024)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(08:39 28-03-2024)
Việc thi công hệ thống xử lý nước thải là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp phải triển khai trước khi dự án ...
(08:36 28-03-2024)
Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp hoạt động ở tất cả ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768