Mặt hạn chế khi khai thác nước ngầm
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước ngầm thường được khai thác, sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, dân số tăng và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng khiến nhu cầu nước gia tăng đáng kể. Thế nhưng, sử dụng tài nguyên nước nhưng ý thức BVMT, tiết kiệm nguồn nước tại một số khu vực vẫn còn hạn chế.
Hiện trạng khai thác nước ngầm
Một số trường hợp khai thác, sử dụng nước ngầm một cách lãng phí vì cho rằng đó là nguồn tài nguyên quý giá. Trong khi đó, nước mặt tại các công trình thủy lợi chỉ mới đáp ứng 10% cung cấp cho cây trồng, các vùng sản xuất, nhất là cánh đồng lúa. Vì quá trình khai thác ồ ạt, chưa có quy hoạch nên nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt lớn.
Nước ngầm trở thành nguồn khai thác tập trung vào thời gian cao điểm, nhất là vụ mùa, hạn hán kéo dài. Phụ thuộc vào nước ngầm, nhiều hộ dân đào đến 1 – 2 giếng khoan để đảm bảo cấp nước đầy đủ cho vụ mùa, sinh hoạt.
Tại một số khu vực có hệ thống thủy lợi nhưng người dân vẫn chủ động khoan giếng để đảm bảo đủ nguồn nước tưới vào mùa khô. Nhiều hộ có tận 3 giếng để tưới nước.
Trong Nghị định 201/2013/NĐ-CP và Luật Tài nguyên nước thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khai thác, sử dụng nước ngầm với lưu lượng từ 10 m3/ngày đêm trở lên phải xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm.
Nhưng nhiều trường hợp lại cho rằng việc khoan giếng sử dụng cho gia đình thì không cần xin phép. Còn một số khác lại “khá ngại” vì sợ tốn chi phí và thủ tục hành chính phiền hà, rắc rối. Một trong những nguyên nhân khiến họ chậm trễ chuẩn bị hồ sơ vì thiếu kiến thức chuyên môn, không biết lựa chọn đơn vị tư vấn hoàn thành thủ tục hồ sơ đúng theo quy định. Đa số các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có giấy phép đã phê duyệt vì có nhu cầu sử dụng nguồn nước lớn.
Những tồn tại, thách thức
- Thiếu tiêu chuẩn, quy trình điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm.
- Nguồn nước nhiễm bẩn, xâm nhập mặn, suy giảm nguồn nước ở tầng nông, ven biển, hạ thấp liên tục ở nhiều nơi, khu vực đô thị.
- Nguy cơ suy giảm trữ lượng kinh tế, chất lượng nước ngầm lớn.
- Năng lực tổ chức, xây dựng yêu cầu quản lý chưa cao.
Khai thác nước ngầm quá mức sẽ có hậu quả nào?
Quá trình khai thác nước ngầm quá mức sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, chẳng hạn:
- Gây sụt lún các công trình xây dựng gây thiệt hại kinh tế và tính mạng của con người.
- Khai thác tràn lan sẽ làm thấp mực nước dưới đất, gây cạn kiệt.
- Ảnh hưởng đến nhiều công trình xung quanh làm tăng chi phí và giảm hiệu suất khai thác.
- Khai thác nước ngầm một cách thiếu kiểm soát sẽ làm giảm chất lượng nguồn nước, tạo cơ hội để nước ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước.
- Khi tầng nước mặt bị mỏng dần khiến quá trình thẩm thấu nhanh hơn, làm tầng nước mặt xuống cấp nghiêm trọng.
- Tăng quá trình ô nhiễm vì khoan nước ngầm khiến mực nước hạ thấp.
Tăng cường biện pháp BVMT
- Đối với các khu vực nhạy cảm, có nguy cơ gây ô nhiễm cao phải hạn chế khai thác bừa bãi, tránh lãng phí nguồn nước.
- Đối với giếng nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác phải tiến hành trám lấp giếng và chuyển sang sử dụng nước cấp.
- Các doanh nghiệp phải thực hiện tốt quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất.
- Tập trung phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm tiêu chuẩn và giám sát bằng hệ thống quan trắc tự động đối với nguồn nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Như vậy, trước khi tiến hành khai thác tài nguyên nước ngầm, các cá nhân, đơn vị, tổ chức cần tìm hiểu chi tiết các quy định của nhà nước.
Để nắm rõ về các thủ tục, hồ sơ,...thì bạn đọc và Quý đối tác - khách hàng có thể liên hệ tới công ty môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ!