Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Mặt hạn chế trong quản lý nước thải ở KCN


1178 Lượt xem - Update nội dung: 15-09-2020 16:41

Đã kiểm duyệt nội dung

Trên 70% nước thải tại các khu công nghiệp trong nước được xả thải trực tiếp ra môi trường. Các hoạt động quản lý, giám sát lỏng lẻo, hệ thống chính sách pháp lý còn nhiều kẽ hở.

Tồn tại nhiều bất cập trong quản lý nguồn thải

Là một trong những mô hình phát triển kinh tế được hy vọng giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường, thế nhưng đại đa số các KCN trên cả nước lại để lại nhiều vấn đề đáng lo ngại về môi trường qua phản ánh của người dân.

Theo cuộc kiểm toán mới nhất từ cơ quan Kiểm toán nhà nước – KTNN tại một số tỉnh như Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hâu Giang,…về tình trạng quản lý chất thải nguy hại, xử lý nước thải khu công nghiệp, nhiều vấn đề bất cập trong phương thức quản lý tồn đọng, để lại nhiều nỗi lo đáng ngại về môi trường sống.

Kẽ hở về chính sách pháp lý

Theo các quy định hiện hành về quản lý khu công nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư hiện nay đang có những quy định không thống nhất, ví dụ như: Luật BVMT ban hành năm 2005 coi đánh giá tác động môi trường ĐTM là một trong các tiêu chí quan trọng để cấp phép đầu tư, trong khi đó Luật Đầu tư lại không quy định cụ thể về nội dung này.

Mặt hạn chế trong quản lý nước thải ở KCN

Vị trí để xây dựng hồ điều hòa sinh học trong các khu công nghiệp, hiện nay cũng chưa có quy định. Tại một số KCN, các trạm quan trắc được đặt ở hồ điều hòa có dung tích lớn hoặc được lấy mẫu sau khi mưa khiến nước thải được pha loãng, không phản ánh chính xác các chỉ số kỹ thuật của nước thải sau xử lý của hệ thống.

Mặt khác, nguồn vốn đầu tư ban đầu vào các KCN còn hạn chế vì thế để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt đúng quy chuẩn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp này cũng phải chịu nhiều rủi ro bởi đây là việc phải hoàn thành trước khi được phép kêu gọi các nhà đầu tư.

Tồn đọng nhiều sai phạm

  • Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng
  • Ban quản lý các KCN dường như chưa được cấp quyền về các công tác BVMT.
  • Vấn đề quản lý, kiểm tra công tác xử lý môi trường từng doanh nghiệp trong KCN còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ
  • Ý thức chấp hành Luật BVMT chưa cao, nhiều doanh nghiệp còn có hành vi xả trộm hoặc hôn lấp chất thải
  • Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng nhưng không đạt công suất thiết kế

Hy vọng là các mặt hạn chế này sẽ sớm được khắc phục, công tác xử lý môi trường sẽ có bước đột phá mới để cải thiện chất lượng môi trường!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768