Mẫu đề án khai thác sử dụng nước mặt
Đã kiểm duyệt nội dung
Để giúp doanh nghiệp khai thác nước mặt hợp lý và đúng với mục đích sử dụng. Tránh gây lãng phí, suy thoái và ô nhiễm nên nhà nước ngày càng quy định chặt chẽ trong việc quản lý nguồn tài nguyên nước này. Đặc biệt, với tình trạng khai thác nước mặt tràn lan như hiện nay mà không có bất kỳ sự quản lý, kiểm soát nào khiến tài nguyên nước sạch ngày càng cạn kiệt.
Vì thế mà lập đề án khai thác sử dụng nước mặt giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi được tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước, đánh giá được quá trình hoạt động có làm ảnh hưởng đến nguồn nước để từ đó đề xuất phương án khắc phục kịp thời.
Giấy phép khai thác nước mặt là công cụ quản lý môi trường đạt hiệu quả cao, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường và dự trữ được nguồn nước của quốc gia.
Nội dung cơ bản về mẫu đề án khai thác sử dụng nước mặt
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Mô tả khái quát vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật khu vực dự kiến xây dựng công trình khai thác, sử dụng nước.
- Mô tả tình hình dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự án và vùng phụ cận.
- Mạng lưới sông suối
- Trình bày vị trí nguồn nước khai thác trong mạng lưới sông suối của lưu vực (phụ lưu/phân lưu/dòng chính), vị trí nguồn sông, cửa sông, các địa danh hành chính mà sông, suối chảy qua.
- Trình bày cụ thể các đặc trưng hình thái của nguồn nước khai thác (chiều dài, diện tích lưu vực, hình dạng, độ dốc,…) và đặc điểm sông, suối, hồ chứa, các công trình điều tiết nước có liên quan trong khu vực.
- Đặc điểm khí tượng, thủy văn
- Mô tả mạng lưới trạm quan trắc khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông và vùng phụ cận (tên, vị trí trạm, yếu tố đo, tần suất đo, thời kỳ quan trắc).
- Luận chứng việc lựa chọn các trạm quan trắc và số liệu sử dụng để tính toán trong đề án khai thác sử dụng nước mặt.
- Phân tích đặc điểm mưa, bốc hơi, dòng chảy sông, suối theo các thời kỳ trong năm của khu vực dự án và vùng phụ cận.
- Chế độ dòng chảy
- Đối với loại hình công trình hồ, đập
2. Đối với loại hình công trình cống, trạm bơm, kênh dẫn:
V. Chất lượng nguồn nước
1. Phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước
2. Đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nước khu vực khai thác.
VI. Hệ sinh thái thủy sinh
Mô tả hiện trạng hệ sinh thái thủy sinh, các loài thủy sinh quý hiếm cần bảo tồn trong khu vực nguồn nước khai thác, sử dụng.
VII. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong khu vực
- Trình bày tổng quan nhu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh, các ngành sử dụng nước chính trong khu vực dự án và vùng phụ cận.
- Trình bày các công trình khai thác, sử dụng nước hiện tại và dự kiến trên lưu vực nguồn nước khai thác, sử dụng, cụ thể nhu sau:
- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng việc khai thác, sử dụng nước của các công trình nêu trên đến nguồn nước khai thác, sử dụng của dự án
Chương II: XÁC ĐỊNH NHU CẦU NƯỚC
- Nhiệm vụ và quy mô của công trình đề nghị cấp phép
- Phương pháp và kết quả tính toán nhu cầu nước
Chương III: PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
- Công trình khai thác, sử dụng
- Chế độ và lưu lượng khai thác, sử dụng nước
- Biện pháp giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước mặt
Chương IV: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
- Tác động của việc khai thác, sử dụng nước đến nguồn nước, môi trường và các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác
- Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
- Giải trình các ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư
Vì thế đề án khai thác nước mặt rất quan trọng và không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước mắt thường xuyên và liên tục. Trong khi đó, thủ tục lập giấy phép cũng như mẫu đề án khai thác nước mặt tương đối rườm rà, vì thế bạn hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin chi tiết nhất nhé!