Mẫu Số 40 Giấy Phép Môi Trường 【Mới Nhất】
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong các nội dung trước, Hợp Nhất đã đề cập đến đối tượng và quy trình thực hiện giấy phép môi trường. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về mẫu số 40 giấy phép môi trường để doanh nghiệp cùng nắm rõ: "sau khi được thông qua đề xuất cấp giấy phép môi trường, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép môi trường có nội dung như thế nào".
1. Mẫu số 40 giấy phép môi trường bao gồm những thông tin gì?
Trong mẫu 40 giấy phép môi trường bao gồm nhiều thông tin như:
- Cơ quan cấp phép.
- Quyết định cấp phép.
- Thông tin chung của dự án đầu tư, cơ sở.
- Nội dung cấp phép môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường kèm theo.
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của của tổ chức/cá nhân được cấp Giấy phép môi trường.
- Thời hạn của giấy phép môi trường.
- Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra việc thực hiện nội dung cấp phép.
2. Hồ sơ thực hiện giấy phép môi trường
Căn cứ vào Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cũng cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ liên quan khác như:
- Giấy chứng nhận đầu tư;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường;
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi;
- Giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt..;
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, sổ chủ nguồn thải;
- Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại;
- Các văn bản về bàn giao đất, v.v….
Muốn biết danh sách cụ thể các loại hồ sơ có liên quan cần chuẩn bị để thực hiện giấy phép môi trường cho trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, Anh/Chị có thể kết nối Zalo: 0938.857.768 sẽ được giải đáp nhanh chóng!
3. Các thông tin khác về giấy phép môi trường
3.1. Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường
Căn cứ vào Điều 39, Luật bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường.
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
3.2. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Điều 41, Luật BVMT 2020 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp Huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Trên đây là một số thông tin về Mẫu số 40 giấy phép môi trường, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu Anh/Chị có bất kì vướng gì về các hồ sơ môi trường khác như:
- Doanh nghiệp của bạn cần phải thực hiện loại hồ sơ môi trường nào?
- Quy trình thực hiện ra sao?
- Nộp cho cơ quan nào?
- Tổng chi phí thực hiện là bao nhiêu?
Anh/Chị có thể gọi về Hotline 0938.857.768 để được Hợp Nhất tư vấn nhanh chóng, chính xác.
Để tải mẫu số 40 giấy phép môi trường, bạn có thể tải TẠI ĐÂY