Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Mô Hình Xử Lý Nước Thân Thiện Với Môi Trường


798 Lượt xem - Update nội dung: 26-09-2023 13:57

Đã kiểm duyệt nội dung

Bất chấp sự tăng trưởng kinh tế, mầm bệnh trong nước thải khiến 80% người mắc các bệnh nguy hiểm. Chưa kể các công nghệ truyền thống thường có chi phí vận hành cao và sử dụng nguồn năng lượng tương đối lớn. Hôm nay, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giới thiệu đến bạn một công nghệ mới vô cùng thân thiện với môi trường, hứa hẹn sẽ tạo ra nguồn nước thải chất lượng hơn.

Đây là công nghệ có mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và tảo. Mức tiêu thụ năng lượng này lại thấp hơn nhiều so với các công nghệ khác tại nhiều nhà máy xử lý nước thải. Với quy trình xử lý tự nhiên có thể giảm 90% năng lượng, giảm 40 – 60% chi phí vận hành hệ thống và giảm chi phí đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng công nghệ mới này bền vững và hiệu quả hơn nhiều các công nghệ xử lý sinh học khác khi sử dụng vi sinh vật xlnt. Người ta đã không ngừng cải tiến công nghệ bao gồm triển khai hệ thống loại bỏ chất dinh dưỡng, bể thu hoạch tảo để sản xuất phân bón và các sản phẩm hữu ích khác.

Quy trình xử lý của công nghệ XLNT mới

Nguồn thải được sàng lọc và khử sạn trước khi đi vào bể kỵ khí. Bể xử lý nước thải sinh học này được phủ bùn kỵ khí và thiết kế hoàn chỉnh giúp làm giảm tải chất hữu cơ và chứa sinh khối dư thừa. Sau giai đoạn kỵ khí, nước thải đi vào bể MBBR để tiến hành loại bỏ nhu cầu oxy hóa (COD) và nitrat hóa. Phần sinh khối được phát triển trên màng sinh học, VSV tiếp xúc trực tiếp từ nguồn oxy cung cấp từ chất lỏng đến màng. Lúc này VSV có thể sinh trưởng và phát triển để xử lý khi có sự thay đổi về tải trọng hữu cơ một cách dễ dàng và vận hành đơn giản.

Giai đoạn MBBR được vận hành tùy thuộc vào mức độ nhu cầu oxy sinh học (BOD) hoặc nitrat hóa. Chúng sẽ được trang bị máy trộn cơ học để đảm bảo khuấy trộn hoàn toàn hỗn hợp nguồn thải. Phần oxy từ bể MBBR được cung cấp bởi nước giàu tảo. Chất thải giàu oxy được tuần hoàn bằng cách sử dụng máy bơm với lưu lượng cao.

Mô hình xử lý nước thân thiện với môi trường

Phần nước thải cuối cùng được chuyển đến bể lắng và bể khử trùng. Phần tảo và vi khuẩn dư thừa được loại bỏ từ giai đoạn này, chúng được đem đi sản xuất phân bón, làm thức ăn gia súc. Trong tương lai việc sản xuất nhiên liệu sinh học cũng được xem xét.

Công nghệ này được thí điểm thành công khi ứng dụng để xử lý nước thải đô thị mà không cần phải sục khí cơ học. Đồng thời cung cấp oxy cho quá trình hiếu khí thông qua dòng chảy giàu tảo và oxy, lượng oxy hòa tan (DO) được duy trì trong hệ thống xử lý nước thải để cân bằng tỷ lệ loại bỏ chất ô nhiễm tương đương với tỷ lệ trong hệ thống sục khí cơ học thông thường.

Vai trò của tảo trong quá trình tách oxy

Tảo có khả năng tạo ra nguồn oxy cần thiết trong quá trình xlnt hiếu khí và diễn  ra trên lớp màng sinh học cố định. Với 2 pha phản ứng riêng biệt, tảo có thể tự sản xuất oxy tách biệt hoàn toàn với quá trình oxy hóa của vi khuẩn trong hợp chất hữu cơ và nito.

Nhờ màng sinh học chuyển động, sau khi oxy hóa sinh học thì có thể tái chế tảo giàu oxy tạo ra nguồn nước chất lượng cao bằng cách sục khí cơ học hoặc máy thổi khí. Ngoài ra tảo còn được nhiều đơn vị sử dụng làm phân bón nito và photpho; sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi và có thể làm các sản phẩm có giá trị cao khác.

Ưu điểm của công nghệ XLNT mới

Ưu điểm của hệ thống này còn thể hiện ở việc loại bỏ chất dinh dưỡng sinh học liên quan đến nito, photpho giúp cải thiện quá trình phân tách chất rắn và tái sử dụng sinh khối. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ nằm ở chỗ cần diện tích xây dựng lớn và tiêu tốn nguồn năng lượng đáng kể. Vì thế nó thích hợp để xử lý nước thải nhà máy bia, nước thải thuộc da, nước thải chế biến thực phẩm và đồ uống.

Tảo cần ánh sáng mặt trời để quang hợp vì thế công nghệ này thích hợp cho những vùng nhiều nắng và khí hậu ấm áp. Hiện công nghệ này đang phổ biến tại Ấn Độ và nhiều quốc gia Châu Phi khác trong lĩnh vực xử lý nước thải tại các đô thị và vùng ngoại ô ít năng lượng. So với các quy trình xử lý bùn hoạt tính, công nghệ chi phí thấp này có khả năng làm sạch nguồn nước, không sử dụng nhiều năng lượng và sản sinh ra khối lượng lớn phân bón hữu cơ cung cấp cho ngành nông nghiệp.

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:23 30-11-2023)
Khi nhà máy bia của bạn hoạt động ở quy mô lớn nhưng lại chưa thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng ...
(09:45 29-11-2023)
Có nhiều cách nuôi cấy vi sinh khác nhau, mỗi đơn vị vận hành sẽ linh hoạt áp dụng để phù hợp nhất với mỗi loại ...
(09:46 27-11-2023)
Bùn vi sinh nổi tại bể lắng là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước ...
(10:16 24-11-2023)
Tảo nở hoa là hiện tượng tăng đột biến số lượng tảo trong hệ thống thủy sinh với số lượng tế bào vượt mức ...
(08:48 15-11-2023)
Hợp Nhất - Công ty môi trường chuyên cung cấp các loại hóa chất, vi sinh xử lý nước thải: NaoH, Polyme, PAC, Phèn nhôm, ...
(08:32 14-11-2023)
Chậm nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768