Môi trường và lợi nhuận của doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước ta có nhiều lợi thế phát triển kinh tế quan trọng khi tăng cường hợp tác chiến lược với nhiều quốc gia khác. Chính điều kiện này giúp không ít doanh nghiệp bắt đầu chuyển mình, thay đổi cơ cấu phát triển kinh tế phù hợp với các xu hướng mới. Chúng ta đề cập đến lợi nhuận, doanh thu, sản phẩm nhưng lại thường bỏ qua giai đoạn hoàn thiện thủ tục hồ sơ môi trường doanh nghiệp hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xử lý môi trường: chất thải, nước thải, khí thải,...
Nhận thức của doanh nghiệp về môi trường
Hiện nay, nỗi lo lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là các thủ tục môi trường. Có những đơn vị tuy hoạt động lâu năm nhưng vẫn chưa có giấy phép môi trường hoặc chưa có hệ thống xử lý chất thải đầy đủ. Mặt dù các khuôn khổ pháp lý cần thiết nhưng ý thức tự giác của doanh nghiệp vẫn quan trọng hơn. Nhưng nhiều chủ đầu tư lại không thực sự quan tâm đến vai trò của mình trong việc phát triển đã làm hạn chế quá trình hợp tác, cam kết BVMT.
Có nhiều lý do để họ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình:
- Chưa thật sự hiểu rõ chức năng và vai trò của các thủ tục hành chính.
- Chưa nhận thức rõ các nguy cơ tiềm tàng bởi nguồn thải gây ô nhiễm.
- Chưa có bộ phận chuyên trách môi trường có chuyên môn.
- Chưa có đủ chi phí và nguồn lực để hoàn thiện hệ thống đạt chuẩn.
- Chưa được hướng dẫn chi tiết các quy trình thực hiện khiến công tác còn sơ sài, chưa đảm bảo chất lượng.
Việc doanh nghiệp đồ ạt đầu tư vào nhiều ngành lĩnh vực, công nghiệp mới càng làm tăng tác động xấu đến môi trường. Trong khi đó, cơ quan nhà nước mặc dù cho ra đời nhiều quy định để doanh nghiệp chấp hành nhưng tỷ lệ hoàn thiện đầy đủ vai trò và nghĩa vụ của họ là khá thấp. Đa phần chỉ tập trung vào doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn vì họ có khả năng, có điều kiện thuận lợi về vốn, nguồn lực tốt.
Chưa hẳn doanh nghiệp nào cũng thật sự quan tâm đến các yêu cầu, nguyên tắc môi trường phù hợp với thể chế quy định nhà nước. Họ cho rằng khi theo đuổi các biện pháp BVMT sẽ khiến họ bất lợi hơn vì không thể cạnh tranh về tài chính. Điều đáng nói, họ thường luồng lách luật vì cho rằng chi phí môi trường quá cao, vượt xa khả năng chi trả.
Sự thật về những doanh nghiệp lớn
Không khó để nhận thấy các doanh nghiệp ưu tiên các vấn đề môi trường, tận dụng hay tăng cường tái chế, tái sử dụng bằng quy trình sản xuất hiện đại, tiên tiến hơn càng tạo sự an tâm đối với người tiêu dùng. Nhưng để làm được điều này, doanh nghiệp trăn trở rất nhiều về cách thức thực hiện, cập nhật các xu hướng phát triển mới, và cách tiếp cận nhiều công nghệ tiên tiến hơn.
Không thể phủ nhận việc sản xuất sạch khiến họ tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhất là đầu tư xử lý môi trường bao gồm nước thải, khí thải, chất thải,...phát sinh từ quá trình sản xuất. Trong thời gian gần đây, khó khăn trên thị trường, tác động từ đại dịch Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp bắt đầu lơ là đến công tác BVMT.
Nhưng bạn nên nhớ, BVMT không phải kích cầu tăng giá thành sản phẩm hay làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khái niệm khá nhạy cảm đối với các nhà đầu tư lớn. Vì thế mà nhiều đơn vị quy mô nhỏ - lẻ khá e dè trong việc đầu tư vào các dây chuyền sản xuất sạch hơn vì chúng gây tốn kém.
Nhưng sai lầm lớn nhất của họ là không tìm hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng. Chính vì thế việc xem nhẹ các vấn đề môi trường, xem đó như việc làm bắt buộc, giảm lợi nhuận khiến họ càng kéo dài khoảng cách với đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Lấy ví dụ dễ hiểu, các doanh nghiệp lớn tại các nước phát triển, họ sẵn sàng bỏ ra khoảng đầu tư khổng lồ chỉ để kích cầu tăng trưởng bằng cách tập trung đầu tư mạnh vào việc cải cách phương thức sản xuất và tiếp cận xu hướng sạch, thân thiện với môi trường hơn. Đó chính là chìa khóa quan trọng để họ thu hút lượng lớn khách hàng ở hiện tại. Và nếu biết cách không ngừng cải tiến, trong tương lai, lượng khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm của doanh nghiệp không hề nhỏ.
Ở nước ta không thiếu những doanh nghiệp xanh như Toyota, Sony nhà máy sản xuất xi măng,… đều đạt tiêu chuẩn cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Điểm chung của các doanh nghiệp này đều xây dựng lộ trình phát triển vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm phát thải hoặc có khả năng tái chế vừa mang lại nhiều lợi thế kinh tế và tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.