Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Một số bất cập trong xử lý nước thải sinh hoạt


1525 Lượt xem - Update nội dung: 19-11-2019 09:22

Đã kiểm duyệt nội dung

Xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải sinh hoạt nói riêng là hai bài toán khó trong danh sách bài toán về môi trường vẫn chưa có lời giải đáp trọn vẹn. Trong khi khúc mắc này chưa tháo gỡ xong thì hàng chục vấn đề khác xuất hiện không khỏi khiến các đơn vị xử lý nước thải hoặc cơ quan nhà nước bị động trước mọi tình huống. Không độc hại như nước thải công nghiệp, ít hóa chất như nước thải dệt nhuộm, ít nguy hiểm như nước thải bệnh viện, nhưng nước thải sinh hoạt có lưu lượng lớn, xuất hiện khắp mọi nơi phá hủy cấu trúc phân tử nước, gây ô nhiễm trên diện rộng như sông ngòi, kênh, rạch nơi chúng trực tiếp xúc với nhau.

Suy cho cùng, nước thải sinh hoạt xuất phát từ nhu cầu của con người, nhu cầu càng cao thì nước thải càng tăng và ngược lại. Hệ thống đấu nối của một số HTXLNT chưa đồng bộ, tình trạng chắp vá, làm cho có hoặc trong quá trình xử lý thường xuyên xảy ra sự cố, hư hỏng cản trở quá trình xử lý của toàn bộ hệ thống dẫn đến chất lượng nguồn nước không được đảm bảo.

Nước thải ô nhiễm

Một số ví dụ trong xử lý nước thải sinh hoạt

Người dân sống tại TP. Đồng Hới tỉnh Quảng Bình phải sống cung với ô nhiễm môi trường hàng chục năm nay. Tuy đã được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải với tổng số vốn 78,5 triệu USD, công suất xử lý 100 m3/ngày đêm vào năm 2010, nhưng hệ thống này chỉ áp dụng đối với vùng trung tâm hoặc phục vụ cho một vài tuyến đường chính. Vì thế mà nước thải sinh hoạt ở một số khu chung cư, khu dân cư chảy tự do trên mặt đường, từ khu vực này chảy lan qua khu vực khác mà không hề có bất kỳ quá trình xử lý nào khác. Vấn đề khá bức xúc khác đó chính là mỗi năm người dân sống lâu năm trong những khu vực dân cư vẫn phải đóng tiền BVMT nhưng trong khi họ chưa hề thấy có bất kỳ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nào hiện hữu. Đáng nói là nước thải sinh hoạt vẫn chưa xử lý triệt để, gây ra các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà người dẫn vẫn phải chịu mất tiền oan hằng năm.

Cũng như ở Hà Nội người dân cũng bức xúc chẳng kém trong vấn đề thu phí BVMT đến 10% lượng nước sạch được sử dụng. Như trường hợp ở trên, người dân cho rằng nước sinh hoạt đổ thẳng ra cống rãnh thoát nước chứ chưa hề qua công đoạn xử lý nước thải nào khác thì vấn đề thu tiền BVMT là hết sức vô lý. Không chỉ dừng lại ở đó, với mật độ dân cư đông đúc nhưng chỉ có vài HTXLNT, số còn lại xả thẳng ra môi trường bên ngoài. Hoặc nhiều hệ thống được đầu tư xây dựng với kinh phí lớn, công suất xử lý không hề nhỏ nhưng khi chính thức đi vào vận hành chỉ tiếp nhận xử lý chỉ vài mét khối trở lên. Như trạm xử lý Bắc Thăng Long – Vân Trì chỉ xử lý 5.600 m3/ngày đêm trên tổng công suất 42.000 m3/ngày đêm.

Ở Vĩnh Phúc song hành cùng quá trình phát triển khu vực đô thị thì các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt vẫn trong tình trạng “đóng băng”. Ở đây có đến 4 con sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy cùng 400 ao, hồ lớn nhỏ thực hiện vai trò cung cấp nước sinh hoạt và cũng là nơi tiếp nhận nguồn nước thải. Bạn có biết, ở một số con sông hiện nay đang rơi vào trạng thái bị ô nhiễm nặng nề bởi chất hữu cơ, chất vô cơ, dầu mỡ,… chưa kể nguồn nước ngầm tại một số địa phương vượt chỉ tiêu cho phép. Tổng lượng nước sinh hoạt ở đô thị 36.000 m3/ngày đêm, và chỉ có 50% lượng nước sinh hoạt được xử lý với trạm xử lý nước thải ở thành phố Vĩnh Yên; ở khu vực nông thôn là 43.200 m3/ngày đêm và tất cả được xả thẳng ra cống rãnh, mương, rạch vì hệ thống cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, cách xử lý chưa đồng bộ.

bất cập trong xử lý nước thải sinh hoạt

Biên pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Thường xuyên xây dựng chương trình BVMT, xây dựng cơ sở hạ tầng với hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Tăng cường xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức của người dân, huy động sự tham gia của các đoàn thể, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện bảo vệ môi trường. Đặc biệt cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động xả thải và xử lý các hành vi xả thải trái phép nhằm tạo sự răn đe.

Là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp môi trường, Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn, thiết kế và xây dựng HTXLNT sinh hoạt với chi phí thấp, dịch vụ nổi trội và chất lượng. Chúng tôi không ngừng nghiên cứu và tìm tòi các công nghệ, phương pháp xử lý nước thải đạt chuẩn cũng như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các thành phần trong nguồn nước. Nước đầu ra có thể sử dụng cho các mục đích khác như tưới tiêu, tái sử dụng, phục vụ trong nông nghiệp hoặc ngành chăn nuôi.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:03 04-11-2024)
Việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A đồng nghĩa với việc tăng cường, nâng cao hiệu quả ...
(11:44 02-11-2024)
Để tính toán chính xác công suất của hệ thống xử lý nước thải, chúng ta cần dựa vào tình trạng hoạt động của ...
(16:41 01-11-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(09:19 01-11-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(08:38 31-10-2024)
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT (trừ thông tin bí mật của Nhà nước).
(08:32 30-10-2024)
Hệ thống xử lý nước giếng khoan công suất 20m3/h (tương đương 480m3/ngày.đêm) rất phù hợp nhu cầu sử dụng nước ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768