Một Số Công Nghệ Tốt Nhất Trong Xử Lý Nước Thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang phải “chậc vật” với vấn nạn ô nhiễm môi trường có xu hướng bùng phát trên toàn cầu. Theo đó, hàng loạt nguy hiểm liên quan đến môi trường không chỉ tác động lên môi trường mà còn đe dọa đến chất lượng cuộc sống, giảm sút tình hình kinh tế và lây lan một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hiện nay các nước trên thế giới ráo riết chuẩn bị và phát minh ngày càng nhiều công nghệ xử lý dựa vào chiều hướng phát triển khoa học – kỹ thuật. Sự ra đời của công nghệ xử lý nước thải góp phần hạn chế và giảm thiểu mức độ nguy hiểm mà ô nhiễm môi trường mang đến, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Vậy đâu là công nghệ xử lý nổi bật nhất?
Công nghệ xử lý nước thải AAO
AAO là cụm từ viết tắt của Anaerobic – Anoxic – Oxic, đây là quá trình xử lý sinh học tuần hoàn liên tục có sự tham gia của nhiều hệ VSV khác nhau như hệ VSV thiếu khí, hệ VSV hiếu khí và hệ VSV yếm khí.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải AAO
Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO trải qua các giai đoạn xử lý dưới đây:
- Yếm khí: khử clo, khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho;
- Thiếu khí: Khử NO3 à N2, giảm hàm lượng BOD, COD;
- Hiếu khí: khử NH4, khử BOG, COD, sunfua.
Trong đó quá trình hiếu khí xảy ra trong điều kiện tối ưu với mật độ VSV dày đặc với khả năng hấp thụ các chất hữu cơ trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm ở dạng khí, bọt khí này bao gồm metan và cacbonic bám chặt vào các hạt bùn cặn. Tại đây, hiệu quả xử lý BOD, COD lên đến 70 – 90%.
Quá trình này diễn ra ở 3 giai đoạn sau:
- Gia đoạn 1: Thủy phân;
- Giai đoạn 2: Acid acetic;
- Giai đoạn 3: Methane hóa.
Ưu điểm của công nghệ AAO:
- Chi phí vận hành thấp;
- Có thể di dời hệ thống khi nhà máy chuyển địa điểm;
- Khi tăng công suất, mở rộng quy mô cần phụ thuộc vào người quản lý, vận hành.
Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải
Công nghệ sinh học là cơ chế phân hủy chất hữu cơ nhờ vi sinh vật bằng hệ VSV bằng xử lý hiếu khí, kỵ khí và yếm khí.
Một số cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có thể kể đến như:
- Phương pháp xử lý kỵ khí: đây là gia đoạn VSV phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy, sản phẩm phân hủy cuối cùng là CH4 và CO2.
- Phương pháp xử lý hiếu khí: đây là giai đoan VSV phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ trong điều kiện được cung cấp oxy liên tục để VSV phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ và chất khoáng làm thức ăn. Quá trình này có thể xảy ra trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.
- Phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính: bùn hoạt tính tồn tại ở trạng thái lơ lửng nhờ quá trình sục khí liên tục, VSV tồn tại dạng huyền phù được gọi là sinh khối mới. Vi khuẩn cùng nấm, xạ khuẩn, động vật nguyên sinh,… xâm nhập vào bông bùn hoạt tính cư trú, phát triển tạo nên bông bùn có màu nâu sẫm.
Các VSV, vi khuẩn sử dụng chất dinh dưỡng (nito và photpho) chuyển hóa chất hữu cơ làm thức ăn thành chất trơ không hòa tan thành tế bào mới.
Xử lý nước thải bằng công nghệ SBR
SBR là viết tắt cụm từ Sequencing Batch Reactor là phương pháp xử lý phản ứng theo mẻ liên tục. Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ SBR phân theo chu kỳ gián đoạn gồm 2 cụm bể chính: bể C-tech và bể Selector. Bể Selector tiếp nhận nguồn nước đầu tiên trước khi đi qua bể C-tech. Nước thải tại bể Selector được sục khí liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra thuận lợi hơn. Theo đó, bể SBR trải qua 5 pha cơ bản dưới đây: làm đầy – sục khí – lắng – rút nước – nghỉ.
Công nghệ SBR luôn tạo ra tính linh động trong quá trình xử lý. Nitrate và photphat được khử hoàn toàn trong điều kiện yếm khí tại thời điểm giai đoạn đầu nạp nước thải và khuấy trộn. Trong đó, quá trình khử photpho trong bể SBR phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng nitrate được giữ lại hoàn toàn.
Mặc khác các quá trình như nitrate hóa, khử nitrate và khử photpho có liên quan chặt chẽ đến tải lượng hữu cơ thấp. Nếu hàm lượng chất hữu cơ đầu vào ổn định thì tải lượng hữu cơ phụ thuộc vào hàm lượng bùn trong bể phản ứng.
Ngoài 3 công nghệ trên, còn có công nghệ: trao đổi ion, thẩm thấu, MBBR,...cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải trong và ngoài nước.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chuyên tư vấn, thiết kế và xây dựng HTXLNT, tư vấn lập hồ sơ môi trường, bảo trì – bảo dưỡng, khắc phục sự cố, dịch vụ hậu mãi tận tình nhất. Mục tiêu của chúng tôi luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu có thể tham khảo dịch vụ của chúng tôi qua Hotline: 0938.089.368.