Một số giải pháp giảm nhiên liệu hóa thạch
9907 Lượt xem - Update nội dung: 05-05-2021 08:29
Đã kiểm duyệt nội dung
Các hành động cá nhân của một quốc gia không thể giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Dưới áp lực từ ô nhiễm môi trường, hành động để ngăn chặn nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính cần nhiều giải pháp, chính sách hiệu quả hơn.
Nhiều quốc gia châu Á từ bỏ nhiên liêu hóa thạch
- Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố sẽ giảm mức khí thải xuống con số 0 từ giai đoạn 2050 – 2060.
- Philippin cũng tạm hoãn việc xây dựng các nhà máy điện than mới.
- Thái Lan điều chỉnh và giảm tỷ trọng than ngành nhiệt điện xuống 10% vào năm 2030 và đạt 36% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo như mặt trời, sinh học, gió (năm 2036).
- Myanma cam kết chuyển đổi cơ cấu năng lượng tái tạo nhập khẩu sang năng lượng tái tạo nội địa với chi phí thấp.
- Hàn Quốc cắt giảm việc đầu tư vào than, đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than.
- Nhiều tập đoàn của Nhật Bản ngưng cung cấp và hỗ trợ cho nhà máy nhiệt điện than, giảm phụ thuộc vào than đá.
Vậy họ sẽ tập trung phát triển nguồn năng lượng thay thế nào?
- Ở Trung Quốc: tiên phong dùng công nghệ sạch như tấm pin năng lượng mặt trời, tuabin gió. Họ cũng tập trung chế tạo và ứng dụng nhiều phương tiện giao thông chạy bằng điện. Thay thế các nhà máy điện than, họ bắt đầu xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân, hướng đến nguồn nhiên liệu sạch. Nhưng vấn đề đối với các nhà máy hạt nhân lại có nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ và chưa có mức độ an toàn lớn.
- Ở Hàn Quốc: triển khai nhiều dự án thỏa thuận xanh bằng cách xây dựng trạm sạc bằng điện, khí hydro.
- Ở Nhật Bản: khuyến khích nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi, chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách tạo điều kiện phát triển năng lượng mới (mặt trời và năng lượng gió).
Nhiều quốc gia G20 vẫn đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch
- Mặc dù chịu tác động từ đại dịch Covid-19 nhiều nước G20 vẫn đầu tư mạnh vào các dự án dầu khí, than đá gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Trong khi nhiều quốc gia triển khai mạnh mẽ vào nhiều dự án năng lượng sạch, nhưng các nước G20 lại không thực sự quan tâm đến phục hồi xanh.
- Họ đi ngược lại với các cam kết trong Thỏa thuận Paris chấm dứt hỗ trợ vào nhiên liệu hóa thạch.
Các giải pháp kiềm hãm ngành năng lượng hóa thạch
Định giá cacbon
- Đây là hình thức thương mại xuất hiện vào những năm 1990, đặt ra nhiều giải pháp và giới hạn phát thải cacbon.
- Thuế cacbon gắn liền với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để giảm chất thải, giảm khí thải và nâng cao dùng công nghệ sạch.
- Định giá cacbon tạo điều kiện phát triển kinh tế, tạo doanh thu được nhiều quốc gia ủng hộ.
Thu hồi – lưu trữ cacbon ở quy mô lớn
- Quy trình CCS được nhiều quốc gia dùng để thu hồi và lưu trữ khí CO2 với các bước cơ bản: thu CO2 từ nhà máy điện -> vận chuyển đến khu vực lưu trữ -> bơm CO2 vào kho chứa -> kiểm soát việc thu khí và đảm bảo CO2 được cô lập hoàn toàn.
- Trồng cây và thực vật giảm phát thải cacbon để đốt chúng lấy điện và thu giữ khí thải.
Chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng mới
- Chống BĐKH, kiềm chế tăng nhiệt, phát triển bền vững sử dụng năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch.
- Các giải pháp tối ưu gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ, địa nhiệt.
- Tăng cường loại bỏ than: nhiều doanh nghiệp trên thế giới loại bỏ than ra khỏi các kế hoạch phát triển. Chẳng hạn, Trung Quốc đóng cửa 151 nhà máy điện than.
- Phát triển năng lượng tái tạo để tiết kiệm, hiệu quả để thích ứng với BĐKH toàn cầu mang lại lợi ích kinh tế.
- Cách để giảm khí thải từ đầu trong thời gian dài là giảm nhu cầu sử dụng, tập trung sử dụng tấm pin mặt trời, điện gió, xe điện và giao thông công cộng.
nhiên liệu hóa thạch phát thải nhiều loại khí thải độc hại, vì thế nhiều doanh nghiệp tập trung xử lý khí thải hạn chế tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nếu như bạn cần hỗ trợ tư vấn nhiều dịch vụ xử lý môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.
Để Lại Câu Hỏi
(11:23 30-11-2023)
Khi nhà máy bia của bạn hoạt động ở quy mô lớn nhưng lại chưa thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng ...
(09:45 29-11-2023)
Có nhiều cách nuôi cấy vi sinh khác nhau, mỗi đơn vị vận hành sẽ linh hoạt áp dụng để phù hợp nhất với mỗi loại ...
(09:46 27-11-2023)
Bùn vi sinh nổi tại bể lắng là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước ...
(10:16 24-11-2023)
Tảo nở hoa là hiện tượng tăng đột biến số lượng tảo trong hệ thống thủy sinh với số lượng tế bào vượt mức ...
(08:48 15-11-2023)
Hợp Nhất - Công ty môi trường chuyên cung cấp các loại hóa chất, vi sinh xử lý nước thải: NaoH, Polyme, PAC, Phèn nhôm, ...
(08:32 14-11-2023)
Chậm nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn