Một số khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Đã kiểm duyệt nội dung
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều khu vực đặc biệt, nên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các khu DTSQ này gồm nhiều hệ động, thực vật quý hiếm. Vậy những khu DTSQ này có gì đặc biệt? Cùng chúng tôi - công ty môi trường theo dõi những đặc trưng riêng biệt những khu DTSQ này nhé!
Đối với khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng
Được UNESCO công nhận vào năm 2004 là khu dự trữ sinh quyển thuộc Đồng bằng sông Hồng bao gồm 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Với diện tích trên 105.558 ha, khu vực này có thảm thực vật phong phú, đa dạng với sự tồn tại của nhiều loài động vật quý hiếm.
Khu DTSQ của đồng bằng sông Hồng gồm nhiều cánh đồng ngập mặn, chúng được ví như bức tường xanh bảo vệ biển tránh khỏi những tác động từ thời tiết, thiên tai như gió bão, nước biển dâng. Rừng ngập mặn còn trở thành môi trường sống lý tưởng của hơn 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, 50 loài chim nước.
Ngoài ra, khu dự trữ sinh thái này còn cung cấp nguồn thủy sản làm thức ăn cho hơn 500 loài động thực vật như tôm, cá, sò, cá tráp,… Trong tương lai, người ta sẽ tiến hành phát triển nơi đây trở thành khu du lịch sinh thái, là điểm đến lý tưởng để du khách có cơ hội khám phá vẻ đẹp hoang sơ ở đây.
Đối với khu dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Cát Tiên
Trải qua nhiều sự thay đổi, rừng quốc gia Cát Tiên chính thức được hình thành từ năm 1992. Vườn quốc gia này trở thành khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn với diện tích hơn 71.920 ha trải dài theo 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước.
Vườn quốc gia Cát Tiên được mệnh danh là lá phổi xanh tại khu vực Đông Nam Bộ. Hầu hết các hệ sinh thái ở đây có chức năng điều hòa nguồn nước thượng nguồn sông Đồng Nai, nguồn dự trữ nước ngọt dồi dào. Hệ thực vật ở đây gồm rừng lá rộng, tre nứa, rừng hỗn hợp xen lẫn nhiều đồng cỏ, đất ngập nước.
Hiện tại, Vườn quốc gia Cát Tiên có gần 1.700 loài động, thực vật, nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ, cần được bảo vệ nghiêm ngặt như tê giác, gỗ đỏ, cẩm lai, giáng hương, bò tót, voọc, vượn đen,…
Đối với khu dự trữ sinh thái Cù Lao Chàm
Khác với những khu DTSQ khác, Cù Lao Chàm có sự đa dạng sinh học hiếm có nhất trên thế giới. Được công nhận là khu dự trữ sinh quyển vào năm 2009, nơi đây gồm 8 đảo lớn nhỏ và đảo lớn nhất có diện tích trên 1.500 ha (Hòn Lao) thuộc tỉnh Quảng Nam.
Cù Lao Chàm sở hữu hệ sinh thái đa dạng từ những rặng san hô phong phú đến 200 loài cá, thảm thực vật khác nhau. Ngoài các nguồn dự trữ sinh vật biển, động thực vật trên cạn ở đây cũng có giá trị không kém. Trong đó có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài lưỡng cư. Bên cạnh đó chim yến và khỉ đuôi dài được liệt kê vào danh sách những loài động vật quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Đặc biệt, Cù Lao Chàm vẫn còn tồn tại nhiều di tích của nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt với nhiều công trình kiến trúc cổ được lưu giữ lại. Giống với những khu DTSQ khác, Cù Lao Chàm – Hội An thích hợp phát triển du lịch sinh thái vì còn tồn tại những giá trị văn hóa, thiên nhiên và sự đa dạng sinh học.
Đối với khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
Vài tháng 9/2007, khu DTSQ miền Tây Nghệ An được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới bao gồm Vườn Quốc gia Phù Mát, thác Khe Khèm, suối Nậm Mọc, sông Giăng, đập Phà Lài, bản Cò Phạt.
Khu DTSQ miền tây Nghệ An có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285 ha. Trong đó Vườn Quốc gia Phù Mát là trung tâm lưu giữ nhiều gen quý hiếm của động, thực vật với 1513 loài thực vật và 42 loài thú. Ngoài ra nơi đây còn sở hữu đàn voi lớn nhất Việt Nam cùng nhiều loài chim quý như gà lôi, gà tiêu, trĩ sao,…
Đối với khu dự trữ sinh thái ven biển và biển đảo Kiên Giang
Tiếp theo phải nhắc đến khu DTSQ lớn thứ 2 Việt Nam mang tên khu DTSQ Kiên Giang với tổng diện tích 1.118.105 ha. Khu DTSQ này trực thuộc địa phận huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải. 3 khu chính thuộc khu DTSQ này gồm Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương – Kiên Hải. Nơi đây tồn tại hệ sinh thái nhiệt đới như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng ngập chua phèn, rừng ngập mặn hoặc hệ sinh thái rạng san hô.
Nếu phát triển du lịch sinh thái, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được rừng tràm trên đất than bùn vùng U Minh Thượng, rừng ngập mặn và rừng tràm ngập nước theo mùa vùng Tứ giác Long Xuyên.
Đối với khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Ngày 21/01/2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đẹp nhất Đông Nam Á sau khi được khôi phục hoàn toàn từ những ảnh hưởng chất độc hóa học trong thời kỳ chiến tranh. Khu DTSQ Cần Giờ gồm nhiều động, thực vật quý hiếm và tồn tại trên địa bàn rộng lớn từ các sông Đồng Nai, Sài Gòn đến Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
Với hệ sinh thái rừng trồng và rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên, rừng ngập mặn Cần Giờ là lá phổi xanh của TP. HCM có chức năng điều hòa không khí, giảm ô nhiễm bằng cách hút khí CO2 từ các hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông từ trung tâm thành phố.
Thực hiện nhiệm vụ tái sinh rừng ngập mặn, khu DTSQ Cần Giờ đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha rừng với 20 nghìn ha rừng trồng và 11 nghìn ha rừng tái sinh tự nhiên.
Đối với khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau
Cùng thời điểm với khu DTSQ Cù Lao Chàm, khu DTSQ mũi Cà Mau cũng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các hệ sinh thái đặc trưng như rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển,… Mỗi hệ sinh thái còn đặc biệt lưu giữ nhiều hệ động, thực vật có giá trị bảo tồn cao.
Với diện tích 371.506 ha trải dài trên 3 khu vực được bảo vệ như Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ Biển Tây.
Trên đây, là một số khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam được công ty xử lý nước thải giới thiệu đến bạn đọc và Quý khách hàng. Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!