Một Số Lý Do Làm Hơi Thở Có Cồn Dù Không Uống Bia Rượu
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, việc xử phạt an toàn giao thông, nhất là vấn đề về thổi nồng độ cồn làm nhiều người lo ngại. Thực tế, có nhiều lý do làm hơi thở có cồn dù không uống bia rượu, dưới đây là một số lý do điển hình. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
1. Hơi thở có cồn vì ăn thức ăn nấu chung với rượu bia.
Ẩm thực Việt Nam rất phong phú, các món ăn có rất nhiều hình thức chế biến, trong đó việc thêm một chút rượu bia khi nấu ăn để tạo ra những món ăn hấp dẫn là một trong những hình thức nấu ăn quen thuộc với nhiều người.
- Một số người vẫn lầm tưởng: "sau khi nấu chín, cồn sẽ bay hơi nên trong hơi thở sẽ không có nồng độ cồn, điều này có thể dẫn đến việc "mất tiền oan" khi bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn". Bạn nên lưu ý một số vấn đề khi nấu ăn với bia rượu như sau:
- Thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn
- Thịt ướp giữ 70% lượng cồn
- Khi nấu kỹ 150 phút, lượng cồn chỉ mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.
- Có thể giải thích bằng ví dụ minh họa như sau:
"Bạn làm món thịt dê hấp bia, sử dụng Bia Tiger nâu có nồng độ cồn: 5%. Lúc này, thịt hấp khi nấu chín sẽ giữ lại 85% nồng độ cồn 5% của bia: tức là 4,25%. Vậy nên khi bạn ăn vào, cơ thể sẽ hấp thu dẫn đến có nồng độ cồn trong hơi thở. Dù là mức rất thấp, nhưng nếu bạn xui, bị thổi phạt nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt hành chính một số tiền kha khá."
- Một số món ăn có sử dụng bia rượu để chế biến có thể kể đến như: cơm rượu, bò sốt vang, thịt hầm rượu, tôm hấp bia, dê hấp bia.... Nói chung ẩm thực Việt Nam rất phong phú.
Vậy nên, trong các cuộc vui, nếu bạn không uống rượu bia thì cũng không nên ăn các món ăn chế biến chung với rượu bia, vì không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra với mình.
2. Hơi thở có cồn vì ăn bánh kẹo, trái cây lên men
Tiêu thụ một lượng lớn các món ăn được chế biến bằng rượu như: bánh rum, tiramisu, hay các loại sốt có chứa cồn... có thể gây ra nồng độ cồn trong hơi thở.
Ngoài ra, nước uống trái cây lên men cũng là loại nước uống ưa thích của nhiều người. Nhiều người lầm tưởng uống loại nước này không có vấn đề gì, tuy nhiên đã là nước lên men thì cũng tương tự bia rượu, chắc chắn sẽ làm cho hơi thở có nồng độ cồn.
Ăn các loại trái cây có hàm lượng đường cao như vải, dứa, sầu riêng,… khi chín quá mức sẽ bị lên men (glucose chuyển hóa thành rượu). Cũng có thể làm hơi thở có nồng độ cồn.
Những món ăn, thức uống này là món khoái khẩu của rất nhiều người, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng ở mức vừa phải, đủ để thưởng thức hương vị, không nên dùng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Hơi thở có cồn vì sử dụng dược phẩm
Có khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc các loại nước súc miệng mà thành phần có cồn.
*Bạn nên biết: thành phần cồn trong các sản phẩm này có tác dụng chủ yếu như một loại dung môi giúp hòa tan các loại thuốc. Nhưng nó cũng có một số tác dụng dược lý phụ thuộc vào nồng độ, bao gồm: thuốc an thần, thuốc trị đầy hơi hơi, làm mát, hạ sốt, rubefacient, làm sạch và sát trùng...
Tuy nhiên, nồng độ cồn trong những sản phẩm này thường rất thấp và không gây ra ảnh hưởng lớn đối với nồng độ cồn trong hơi thở, trừ khi bạn tiêu thụ lượng lớn trong một thời gian ngắn. Kỹ thuật hiện nay của cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể loại trừ được.
Bài viết mang tính chất cung cấp thông tin, không đi vào chuyên sâu nêu chúng tôi sẽ không cung cấp được cụ thể tên loại thuốc nào có cồn. Bạn có thể tìm hiểu thêm nguồn tin khác trên Internet,
4. Hơi thở có cồn vì bệnh lý (trường hợp hiếm gặp)
Hơi thở có cồn vì bệnh lý là trường hợp hiếm gặp nhưng không phải là không xảy ra, một số loại bệnh được ghi nhận hơi thở có cồn vì bệnh lý như:
- Trường hợp đặc biệt của người bị bệnh trào ngược dạ dày.
- Người mắc hội chứng tự sinh rượu (hội chứng say không do uống rượu): Hội chứng tự sinh rượu xảy ra khi hệ tiêu hóa chuyển đổi thức ăn thành rượu. Vì một số vi khuẩn, đặc biệt trong đường tiêu hóa, có thể chuyển hóa thức ăn thành ethanol đi qua biểu mô ruột vào trong máu
Trường hợp hơi thở có cồn vì bệnh lý là trường hợp đặc biệt, rất khó xảy ra. Nếu bạn mắc bệnh lý này, nếu bị CSGT thổi nồng độ cồn thì có thể trình bày lý do và trình hồ sơ bệnh án để được xem xét.
Bên trên là 4 lý do làm hơi thở có cồn dù không uống rượu bia, tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ bảng so sánh sự khác biệt của đo nồng độ cồn trong hơi thở và đo nồng độ cồn trong máu, mời bạn cùng tìm hiểu.
5. So sánh cơ bản đo nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu
Dưới đây là bảng so sánh thông tin cơ bản về đo nồng độ cồn trong hơi thở và đo nồng độ cồn trong máu:
Nội dung |
Đo nồng độ cồn trong hơi thở |
Đo nồng độ cồn trong máu |
Hình thức |
Dùng máy đo nồng độ cồn chuyên dụng |
Xét nghiệm máu |
Phương thức |
Đo tại chỗ |
Đến cơ sở y tế để xét nghiệm |
Chi phí |
Miễn phí |
Người điều khiển phương tiện trả theo bảng giá của cơ sở y tế |
Thời gian có kết quả |
Ngay sau khi thổi |
Thường có khoảng sau 1 giờ |
Bài viết vừa rồi đã chia sẻ thông tin về: "một số lý do làm hơi thở có cồn dù không uống bia rượu". Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ vừa rồi sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho bạn.
Chúc bạn một ngày làm việc làm việc hiệu quả. Mỗi ngày biết thêm một kiến thức mới là chúng ta đã tốt hơn bản thân của mình ngày hôm qua.
Hãy thường xuyên truy cập Website của Môi trường Hợp Nhất để nhận được những thông tin mới về môi trường, pháp luật môi trường và các công nghệ xử lý môi trường. Hẹn gặp lại bạn ở những chủ đề tiếp theo.
Bộ phận Truyền thông & Marketing tổng hợp