Một số phương pháp hóa lý xử lý nước cấp
Đã kiểm duyệt nội dung
Với tình trạng sử dụng nguồn nước cấp chưa đạt tiêu chuẩn như hiện nay, người dân cần ý thức rõ hơn về việc sử dụng nguồn nước sạch. Cơ quan nhà nước nên có những chỉ đạo hướng dẫn và chia sẻ với người dân về tầm quan trọng cũng như phổ biến, nhân rộng đến với người dân những kiến thức sức khỏe có liên quan đến nước cấp.
Vậy nước cấp là gì? Tác hại nếu không xử lý
Nước cấp (nước ngầm) thường được khai thác từ tầng địa chất, có độ sâu hoặc nông phụ thuộc chủ yếu vào tầng nước ngầm tại nơi khai thác. Sau khi khai thác, nước ngầm thường chứa các thành phần chất khoáng và tầng đất đá khi có dòng nước thấm qua. Vì thế mà nước ngầm khai thác tại khu vực có đá voi thường có độ cứng cao; khai thác tại vùng có đá granit và cát thì nước thường có tính acid và tồn tại hàm lượng rất ít chất khoáng.
Tác hại nếu không xử lý nước cấp phù hợp:
- Nước cấp chưa qua xử lý là nguyên nhân gây ra một số ngăn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư da, tiêu chảy, ung thư và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Nước cấp nếu chưa được xử lý kỹ lưỡng mà sử dụng lâu dài trong sinh hoạt hằng ngày sẽ là mối nguy hại nguy hiểm đối với sức khỏe của con người với các bệnh nguy hiểm như ung thư da, huyết áp, tim mạch, hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa,…
Với những tác hại như trên, công ty xử lý nước cấp gửi đến bạn một số thông tin liên quan đến việc xử lý nước cấp, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý
- Quá trình keo tụ
Nước thải sinh hoạt hằng ngày hoặc nước thải có nguồn gốc từ sông ngòi, hồ, ao, suối,… thường chứa rất nhiều cặn bẩn với kích thước và tính chất khác nhau. Thông thường người ta sẽ sử dụng biện pháp xử lý cơ học như song chắn rác hoặc lắng lọc nhưng hầu như chỉ loại bỏ được những thành phần cặn bẩn có kích thước lớn.
Đối với những hạt cặn có kích thước nhỏ hơn thường rất khó lắng mà chúng thường tồn tại trong nước dưới dạng lơ lửng. Có một phương pháp hiệu quả khác có thể loại bỏ chúng hoàn toàn đó chính là kết hợp phương pháp vật lý và phương pháp hóa học. Đây là phương pháp cho vào nước các tác nhân hóa học nhằm tạo ra các phản ứng keo tụ giúp cặn bẩn kết dính và liên kết với nhau thành các bông cặn có kích thước và trọng lượng lớn hơn.
Các chất phản ứng hóa học mà người ta thường dùng là phèn nhôm (Al2(SO4)3, phèn sắt FeSO4 và FeCl3. Trong đó, phèn nhôm được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất vì nó có thể tạo được hiệu quả keo tụ lớn chỉ khi nước thải có nồng độ pH từ 5,5 – 7,5. Quá trình keo tụ phụ thuộc chủ yếu vào một số tác nhận như thành phần ion, hợp chất hữu cơ, lượng phèn, hoạt động khuấy trộn, nhiệt độ, nồng độ pH,…
- Hấp phụ
Xử lý nước cấp bằng phương pháp hấp phụ
Được ứng dụng phổ biến trong việc làm sạch nước thải bị ô nhiễm. Đa phần nước thải chứa nhiều chất hữu cơ phát sinh từ nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất,… mà các phương pháp khác không thể xử lý triệt để. Dựa vào khả năng hiệu quả xử lý cao và chi phí đầu tư thấp cũng như khả năng hấp phụ các chất khá cao nên sử dụng phương pháp hấp phụ là cần thiết nhất.
Nhiệt hấp phụ chỉ xảy ra khi quá trình hấp phụ tỏa ra một nhiệt lượng lớn, bề mặt hấp phụ càng lớn thì nhiệt tỏa ra càng lớn. Hấp phụ mang bản chất vận chuyển các phân tử của các thành phần chất có trong nước vào bề mặt chất hấp phụ dưới tác dụng của trường bề mặt.
Các phương pháp hấp phụ thường dùng:
+ Hấp phụ vật lý
+ Hấp phụ hóa học
Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa học
- Khử trùng
Sau khi nước thải trải qua các giai đoạn xử lý cơ bản những vẫn tồn dư một số vi khuẩn, vi sinh vật và các loại vi trùng, mầm bệnh như dịch tả, lỵ,… mà các phương pháp xử lý nước cấp cơ học không thể xử lý triệt để.
Đối với nước sinh hoạt: nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh nguy hiểm, các cá nhân, tổ chức cần qua tâm đến vấn đề nước cấp dùng trong sinh hoạt hằng ngày phải đảm bảo khử trùng.
Đối với nước cấp trong hệ thống công nghiệp: nhằm hạn chế quá trình vi sinh vật bám trê thành các thiết bị, máy móc làm giảm khả năng truyền nhiệt, hư hỏng hệ thống cần diệt trùng nước cấp trước khi sử dụng
Một số cách khử trùng:
Khử trùng bằng Clo và hợp chất của Clo
Vì tính chất oxy hóa mạnh mà Clo thường được ứng dụng trong khử trùng nước thải. phản ứng trực tiếp với nước và hình thành axit hypoclorit (HOCl) mà Clo có thể khuếch tán mạnh mẽ qua vỏ tế bào VSV bằng các phản ứng men bên trong tế bào, ngăn chặn quá trình trao đổi chất cũng như tiêu diệt hoàn toàn con đường sinh trưởng của VSV có hại.
Các phản ứng của Clo và hợp chất Clo
Cl2 + H2O -> HOCl + HCl
Ca(Ocl)2 + H2O -> CaO + 2HOCl
2HOCl -> 2H+ + 22OCl-
Khử trùng bằng Clo và amoniac
Khi khử trùng Clo có sự tham gia của phenol nên nước sẽ gây ra mùi Clophenol vì thế lắp đặt thiết bị Amoniac trong một không gian riêng biệt. Amoniac giúp giải phóng mùi Clo, được cách ly hoàn toàn với nơi chứa liều lượng Clo và được trang bị cơ giới hóa có thể di chuyển linh hoạt.
Khử trùng bằng Ozon
Ngoài Clo, Ozon được xem là một hoạt chất có tính khử trùng mạnh hơn vì chúng có thể phân hủy rất nhanh thành phân tử và nguyên tử trong thời gian ngắn. Đặc tính của Ozon là chất khí màu tím, ít hòa tan trong nước và rất độc hại với con người nên cẩn thận trong việc sử dụng với Ozon. Khi khử trùng nước, lượng ozon cho vào nước không cần lớn, không gây mùi hôi khó chịu kể cả khi trong nước có phenol.
Khử trùng bằng tia tử ngoại
Tác dụng của tia cực tiếp có khả năng khử trùng rất mạnh, chúng tác dụng trực tiếp lên các protit của tế bào VSV, phá vỡ cấu trúc và hạn chế khả năng trao đổi chất vì thế mà quá trình phát triển của VSV cũng bị hạn chế. Điều kiện để sử dụng tia cực tím đạt hiệu quả cao đòi hỏi trong môi trường nước hoàn toàn không có sự xuất hiện của các chất hữu cơ và cặn lơ lửng.
Xử lý nước cấp bằng phương pháp làm mềm
Tính chất của nước cấp có độ cứng cao vì thế mà con người khi sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại lên đời sống như tạo cặn kết bám bên trong đường ống, thiết bị làm hư hỏng cũng như giảm tuổi thọ của chúng. Vì thế mà người ta sẽ ứng dụng làm mềm nước trước khi đem đi sử dụng trực tiếp. Làm mềm nước là quá trình giảm hàm lượng canxi và magie giúp giảm độ cứng của nước cấp xuống mức cho phép.