Một Số Trường Hợp Bị Xử Phạt Vì Không Có Giấy Phép Môi Trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Mặc dù đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2022 nhưng đến nay do nhiều lý do, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện giấy phép môi trường theo quy định và rất nhiều doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng xử phạt. Dưới đây là một số trường hợp bị xử phạt vì không có giấy phép môi trường.
1. TP.HCM xử phạt 2 công ty không có giấy phép môi trường
Hai công ty hoạt động tại TP. HCM bị Sở TNMT TP. HCM bị xử phạt tổng cộng là 102 triệu đồng do thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định (trong đó một công ty thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường cấp tỉnh và một công ty thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường cấp huyện).
Ngoài bị phạt tiền, Sở TNMT cũng phạt bổ sung bằng hình thức đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải của một công ty trong thời hạn 4,5 tháng.
Xem bài viết gốc tại: https://kinhtedothi.vn/tp-ho-chi-minh-xu-phat-2-cong-ty-khong-co-giay-phep-moi-truong.html
2. Phạt trang trại chăn nuôi lợn 320 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường tại Gia Lai
Tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã có quyết định xử phạt hành chính 320 triệu đồng cho 1 công ty tại xã Yang Nam, huyện Kông Chro khi nuôi hơn 5.500 con lợn nhưng không có giấy phép môi trường. Song song với việc bị xử phạt, trang trại cũng bị đình chỉ hoạt động chăn nuôi trong vòng 4,5 tháng.
Xem bài viết gốc tại: https://baotintuc.vn/phap-luat/xu-phat-trang-trai-chan-nuoi-lon-320-trieu-dong-vi-khong-co-giay-phep-moi-truong-20230726092907480.htm
3. Phạt cơ sở nuôi lợn 160 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường tại Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt hành chính 160 triệu đồng đối với chủ một cơ sở chăn nuôi ở vùng Cồn Dầu, thôn Tân Thượng, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vì không có giấy phép môi trường theo quy định. Cơ sở chăn nuôi không bị đình chỉ hoạt động vì trang trại phát sinh nước thải chăn nuôi khi đã đầu tư xây dựng hẹ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định và các mẫu phân tích đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
Xem bài viết gốc tại: https://baohatinh.vn/phap-luat-doi-song/phat-160-trieu-dong-co-so-nuoi-lon-khong-co-giay-phep-moi-truong-o-loc-ha/238732.htm
4. Doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc bị phạt 640 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường cùng nhiều vi phạm khác
Một công ty ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc bị xử phạt với tổng số tiền 640 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường. Năm 2022, công ty này lắp thêm một lò đốt rác mới kèm theo hệ thống xử lý khí thải đã hoàn thành và đi vào vận hành chính thức từ tháng 12 năm 2022 nhưng không lập báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường trước khi đi vào vận hành.
Công ty này bị phạt do không thực hiện nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu thụ nhiệt năng công suất 150 tấn/ngày đêm.
Bên cạnh đó công ty cũng không thực hiện quan trắc định kỳ thông số về tổng dioxin/furan, PCDD/PCDF theo nội dung ĐTM đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt; bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp này còn bị phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động lò đốt rác thải và hệ thống xử lý nước thải trong thời gian 4,5 tháng.
Xem bài viết gốc tại: https://dantri.com.vn/xa-hoi/doanh-nghiep-o-vinh-phuc-bi-phat-640-trieu-dong-vi-nhieu-vi-pham-moi-truong-20230512195222997.htm
5. Bắc Ninh xử phạt 600 triệu đồng doanh nghiệp không có giấy phép môi trường cùng các vi phạm khác
Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt một công ty bao bì và in ấn tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh với số tiền 600 triệu đồng vì có hành vi hoạt động sản xuất nhưng không có giấy phép môi trường theo quy định và xả khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ra ngoài môi trường.
Cụ thể, các thông số SO2 vượt 12,5 lần; CO vượt 11,4 lần giới hạn quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT - Cột B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ). Lưu lượng khí thải đo được tại thời điểm kiểm tra là 12.385 m3/giờ.
Công ty cũng bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở trong thời gian 4,5 tháng. Đồng thời, buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt và báo cáo kết quả khắc phục xong hậu quả vi phạm về UBND tỉnh Bắc Ninh; buộc Công ty chi trả kinh phí đo đạc và phân tích mẫu môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.
Xem bài viết gốc tại: https://bacninh.gov.vn/news/-/details/20182/xu-phat-600-trieu-ong-doanh-nghiep-vi-pham-bao-ve-moi-truong-42156984
6. Các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường khác
Xử phạt công ty dệt nhuộm vi phạm bảo vệ môi trường
Một công ty chuyên dệt vải, in vải ở Khu công nghiệp Minh Hưng – Sikico, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước bị xử phạt 70 triệu đồng vì hành vi không thực hiện đầy đủ một trong các nội dung phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định đối với Dự án nhà máy dệt vải thô, công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm; nhuộm vải và in trên vải công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm.
Xem bài viết gốc tại: https://bnews.vn/xu-phat-cong-ty-det-nhuom-vi-pham-bao-ve-moi-truong/299418.html
TỔNG KẾT
Những trường hợp trên là ví dụ điển hình cho lời cảnh tỉnh về việc không có giấy phép môi trường và vi phạm luật bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của một số công ty.
Trong thời gian tới, các cơ quan môi trường sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp có phát sinh chất thải.
Chính vì vậy, doanh nghiệp hãy tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ hồ sơ môi trường, đặc biệt là giấy phép môi trường để tránh bị xử phạt vì không có giấy phép môi trường.
Bộ phận Truyền thông & Marketing Tổng hợp
Tìm hiểu thêm: Tại sao doanh nghiệp phải làm giấy phép môi trường?