Mưa, bão miền Trung diễn biến bất thường
Đã kiểm duyệt nội dung
“Con dõi về nơi đất Mẹ miền Trung/Cứ mỗi năm lại sống chung cùng bão/Vẫn cái nghèo cả một đời tạo dựng/Bão lũ về cuống cào hết… xót đau!?”. Mưa bão và lũ lụt hầu như đã quá quen thuộc với người dân miền Trung. Vốn dĩ cuộc sống kinh tế đã khó khăn thì giờ đây họ lại càng chật vật hơn.
Với cái vòng lẩn quẩn của thiên tai, bão lũ như thế này thì đến bao giờ nền kinh tế ở đây mới phát triển thuận lợi hơn. Vậy tại sao luôn là miền Trung phải “gồng mình” gánh chịu nhiều cơn bão lớn chưa từng thấy trong lịch sử?
Mưa, lũ phá vỡ kỷ lục trong lịch sử?
Trong thời gian vừa qua, miền Trung là khu vực hứng chịu nhiều đợt mưa bão, lũ lụt nghiêm trọng nhất tính từ trước đến nay. Nguyên nhân là do tại khu vực này hình thành nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm, kết hợp không khí lạnh và gió mùa đông bắc gây nên nhiều đợt mưa, lũ lớn dồn dập.
Nếu như đầu năm 2020, người dân chịu ảnh hưởng đợt rét đậm, mưa đá, nắng nóng kỷ lục thì trong những tháng cuối năm, họ lại chứng kiến nhiều trận mưa lớn, sâu và kéo dài nhiều ngày. Và dĩ nhiên, đời sống người dân bị tác động nghiêm trọng nhất: mất mát tài sản, thiệt hại về người.
Nước ta có hình thái thời tiết/khí hậu rất phức tạp. Nắng nóng vào đầu năm và bão lũ vào cuối năm. Vừa qua, bão số 8 tác động nặng nề đến 3 khu vực Quảng Bình, Quảng Trị Và Thừa Thiên Huế. Nhiều nơi ghi nhận được mực nước vượt mốc lịch sử, nhấn chìm nhiều khu vực khiến người dân phải sơ tán khẩn cấp.
Chưa hết bão số 8, người dân lại hoang mang vì bão số 9 đang tiến gần vào đất liền. Như vậy, miền Trung là khu vực liên tiếp chịu ảnh hưởng 5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trong năm nay. So với năm 1983, trong tháng 10 xuất hiện 4 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới thì năm 2020 phá vỡ kỷ lục này với hàng loạt cơn bão với mức độ nguy hiểm cao gấp nhiều lần.
Vì sao khu vực miền Trung là nơi nhiều bão đổ bộ nhất?
Khoảng thời gian từ tháng 7 trở về cuối năm, khu vực miền Trung là nơi hứng chịu nhiều cơn bão nhất. Được biết, bão lũ lụt chỉ hình thành khi nó hội tụ đủ 3 điều kiện nhiệt, ẩm và động lực tạo xoáy.
Nước ta là khu vực nhiệt đới, chỉ riêng khu vực miền Trung có thời tiết khắc nghiệt hơn vì tiếp nhận gió phơn Tây Nam. Gió phơn mang theo nhiều hơi ẩm từ biển Đông hình thành bão nên nó có xu hướng dịch chuyển về miền Trung. Hiện nay, vì ảnh hưởng từ biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina khiến tình trạng bão, mưa lớn diễn biến phức tạp và khốc liệt hơn.
Miền Trung có chiều dài bờ biển 1200km chủ yếu là sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên khu vực đồng bằng miền Trung rất hạn hẹp. Lưu vực các con sông nằm dọc theo đồi núi, độ dốc lớn nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Do đó các cửa sông nhanh chóng bị bồi lấp gây lũ lụt trên diện rộng.
Nguyên nhân khiến mưa, bão diễn biến phức tạp
Tình hình mưa, bão lũ khó khắc phục vì tình hình mưa quá nhiều ở thượng lưu và đồng bằng. Và nguyên nhân khách quan chủ yếu là do nạn chặt phá rừng, khai thác cát sỏi và thiếu hệ thống đê đập.
- Hoạt động khai thác và phá rừng bừa bãi khiến vùng hạ lưu không còn “lá chắn” vững chắc. Cây cối có khả năng giữ nước, ngăn cản sạt lở đất, rừng chặt phá trơ trọi khiến nước cuốn theo đất đá xuống vùng hạ lưu ngày càng tăng.
- Tình trạng khai thác cát sỏi khiến các đoạn bờ sông bị sạt lở cũng làm tăng lũ lụt. Và nếu các dòng sông bị bồi lấp còn ngăn cản việc thoát lũ khiến lũ lớn hơn và kéo dài hơn.
- Thiếu hệ thống đê điều: không như miền Bắc và ĐBSCL, miền Trung vẫn chưa có hồ chứa nước vùng thượng lưu nên các khu vực dân cư phải đối mặt với nguy cơ ngập úng cao.
Với những lý do trên, miền Trung là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tự nhiên. Và nếu thiên nhiên cứ chịu tác động từ con người thì người dân sẽ phải còn sống trong lo lắng hơn vì sức tàn phá của thiên tai ngày càng nghiêm trọng.
Công ty môi trường Hợp Nhất hiện nay cũng đã và đang kêu gọi cán bộ nhân viên và Đối tác khách hàng để có thể chia sẻ bớt gánh nặng của thiệt hại do mưa lũ tàn phá ở khu vực này!