Mưa nhân tạo là gì? Lợi ích và tác hại của mưa nhân tạo
Đã kiểm duyệt nội dung
Mưa nhân tạo được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1946 khi một nhà hóa học người Mỹ là Vincent Schaefer tạo ra phun một lượng hóa chất vào các đám mây. Ngày nay mưa nhân tạo vẫn được một số quốc gia tạo ra để giải quyết vấn đề thiếu nước và hạn hán.
1. Mưa nhân tạo là gì?
Trong không khí luôn chứa một lượng hơi nước, trước khi mưa, hơi nước trong không khí sẽ lạnh dần và ngưng tụ lại ở các hạt nhỏ trong khí quyển, tạo thành những đám mây. Khi các hạt nước có kích thước đủ lớn và nặng chúng sẽ rơi xuống, tan chảy trên đường đi và gây ra những cơn mưa. Kỹ thuật tạo mưa nhân tạo cũng được tạo thành dựa trên nguyên tắc tương tự.
Mưa nhân tạo được hình thành bằng cách phun một lượng hóa chất như bạc iotua hoặc cacbondioxit để kích thích các đám mây có nhiều hơi ẩm, khối không khí tạo nên quá trình ngưng tụ hơi nước. Sau đó người ta sử dụng tên lửa hoặc máy bay tác động vào khối ngưng tụ này để tạo ra các hạt nước. Vào năm 2015 đã có 52 quốc gia trên thế giới sử dụng công nghệ gây mưa nhân tạo.
2. Các giai đoạn tạo mưa nhân tạo
Dưới đây là 3 giai đoạn tạo mưa nhân tạo:
- Giai đoạn kích động: Giai đoạn này người ta sử dụng tên lửa hoặc máy bay để phun các chất hóa học như CaO, CaC2, CaCl2 để kích thích luồng gió khối không khí ở khu vực muốn tạo mưa nhân tạo bay lên và hình thành các đám mây. Các hóa chất sẽ hấp thụ hơi nước và hình thành quá trình ngưng tụ.
- Giai đoạn tích lũy, hình thành: Giai đoạn này, khối lượng của đám mây được tích tụ bởi muối, đá khô, ure, mật độ của đám mây cũng được tăng cường.
- Tạo mây mưa: Máy bay sẽ phun các hóa chất siêu mát như đá khô (CO2 đóng băng) hoặc i - ốt bạc (AgI) được bắn vào các đám mây để chúng tạo thành hạt nước, khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống như mưa.
3. Lợi ích của mưa nhân tạo
Một số lợi ích của mưa nhân tạo có thể kể đến như sau:
- Mưa nhân tạo giúp tăng lượng mưa, tạo ra nguồn nước ổn định cho những vùng canh tác nông nghiệp.
- Ở một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Mỹ,… để đối phó với những đợt nắng nóng kéo dài, người ta tạo ra mưa nhân tạo để cứu hạn hán. Điển hình là tại UAE, quốc gia này đã theo đuổi kỹ thuật gieo đám mây suốt 10 năm qua và chương trình gieo đám mây của họ đã giúp tăng đến 30% lượng mưa hàng năm, giải quyết tình trạng mưa ít ỏi tại nước này.
- Mưa nhân tạo được cho thấy sự phát triển vượt bật, con người có thể điều khiển thời tiết theo ý muốn, hỗ trợ những sự kiện trọng đại. Như trong Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, để tạo điều kiện thuận lợi cho hội thao diễn ra, Trung Quốc đã áp dụng kỹ thuật này để ngăn mưa.
4. Tác hại của mưa nhân tạo
Trước tiên, mưa nhân tạo đã đưa lên bầu trời một lượng hóa chất có thể gây ô nhiễm môi trường bởi vì không phải tất cả các hoạt động phun hóa chất vào mây đều có thể tạo ra mưa, chẳng hạn như điều kiện thời tiết bất lợi. Vì vậy, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể sử dụng lâu dài.
Một số khu vực không thể gieo mưa nhân tạo như ý muốn bởi không có đủ mây, không khí quá loãng.
Theo các nhà khoa học, mưa nhân tạo có thể gây ra tình trạng axit hóa đại dương, làm suy giảm tầng ozon, tăng lượng khí cacbonic trong khí quyển.
Khi phun các hóa chất vào đám mây, trong đó có bạc, đây là kim loại độc hại cho con người và động thực vật. Khi những cơn mưa nhân tạo rơi xuống một khu vực nào đó thì nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và môi xung quanh, đây cũng là nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.
Hơn nữa, việc tạo mưa nhân tạo có thể gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến bầu khí quyển và mưa tự nhiên bởi khi tạo mưa nhân tạo, người ta đã kích thích các phân tử đám mây liên kết lại với nhau tạo thành những đám mây lớn.
Trên đây là một số thông tin về quá trình tạo mưa nhân tạo và những lợi ích cũng như tác hại của việc này. Công ty môi trường Hợp Nhất vô cùng hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ quý bạn đọc để nội dung được tốt hơn.
Tìm hiểu thêm bài viết về vấn đề môi trường toàn cầu