Mục đích của việc sửa đổi Luật môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Luật BVMT (sửa đổi) đưa ra hàng loạt điểm mới và quy định mới để khắc phục những hạn chế theo hướng chặt chẽ, đầy đủ, khoa học và hiệu quả hơn. Nổi bật là làm rõ trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc BVMT (trách nhiệm của doanh nghiệp lập báo cáo đtm của dự án và GPMT), định hướng cách quản lý chất thải, áp dụng tiêu chí môi trường, nâng cao vai trò quan trắc môi trường và hoàn thiện các vấn đề pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên.
Vai trò của Luật BVMT (sửa đổi) đối với doanh nghiệp
- Là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp thay đổi tư duy trong quản lý môi trường bằng các chính sách quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường.
- Là giải pháp phòng ngừa, kiểm soát cũng như tiến hành xử lý chất thải theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
- Là thời điểm hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường để đẩy nhanh các mục tiêu phát triển và BVMT trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu.
- Là cách tiếp cận mới, khoa học và xuyên suốt hơn để hoàn thiện dự án đáp ứng các tiêu chí môi trường.
- Là giải pháp để sàng lọc các dự án cũng như loại bỏ dự án gây tác hại đến môi trường, chiếm dụng nhiều diện tích đất, nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái và tác động đến hệ sinh thái.
- Là cách tiếp cận mới khuyến khích các quá trình đầu tư và quy hoạch xây dựng, chiến lược phù hợp với đặc tính của dự án hơn.
Những tác động tích cực của Luật BVMT (sửa đổi)
Với những thay đổi, bổ sung và sửa đổi nhiều quy định mới thì các dự án đầu tư được chia thành 4 nhóm cơ bản. Các nhóm này gồm nhóm có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường, nhóm có nguy cơ, nhóm ít nguy cơ và nhóm không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Theo đó chỉ có nhóm dự án có nguy cơ cao mới tiến hành lập đtm. Quy định này giúp doanh nghiệp giảm thủ tục hành chính, giúp dự án thuộc nhóm 2 tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện, sàng lọc các dự án đầu tư nhất là dự án tác động xấu đến môi trường.
Quan trọng hơn, cơ quan quản lý môi trường quản lý tốt các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường bắt buộc phải thực hiện báo cáo ĐTM và giấy phép môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
Đối với dự án bắt buộc phải áp dụng công nghệ xử lý hiện đại và thân thiện với môi trường và phải được cấp giấy phép môi trường trong thời gian chuẩn bị hoặc dự án đã đi vào hoạt động. Đặc biệt, điểm nổi trội là Luật BVMT (sửa đổi) sẽ tích hợp các loại giấy phép môi trường thành 1 loại GPMT duy nhất.
Điểm mới tiếp theo là Luật BVMT (sửa đổi) không quy định tất cả dự án phải quan trắc môi trường định kỳ. Hoạt động này chỉ quy định đối với dự án báo cáo sai lệch kết quả quan trắc chất thải tự động, liên tục; dự án vi phạm xả thải vượt quá quy chuẩn thì phải quan trắc trong khoảng thời gian theo yêu cầu. Trách nhiệm của doanh nghiệp là theo dõi, đánh giá việc vận hành công trình xử lý chất thải và giám sát hoạt động xả thải.
Những quy định trong báo cáo ĐTM của Luật BVMT (sửa đổi)
Hiệu lực thi hành Luật BVMT (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 1/1/2021 và doanh nghiệp phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường của dự án với những nội dung quan trọng dưới đây:
- Xem xét và đánh sự phù hợp của địa điểm xây dựng dự án với chiến lược, quy hoạch và nội dung BVMT.
- Phải dự báo những tác động môi trường của dự án đến môi trường với các yếu tố liên quan như quy mô, công nghệ và nơi dự án hoạt động.
- Chủ dự án cần phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu liên quan đến quy mô, công nghệ cùng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
- Tìm hiểu chi tiết các nguồn gây ô nhiễm chính và phạm vi tác động để thực hiện các bước lập báo cáo ĐTM.
Như những thông tin mà công ty môi trường Hợp Nhất đã giới thiệu trước đây, Luật BVMT (sửa đổi) có nhiều tác động tích cực cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào những quy định mới, doanh nghiệp dễ dàng thay đổi phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, đề xuất giải pháp BVMT cũng như kiểm soát, quản lý chất thải ngày càng hiệu quả hơn.