Mức phạt khi doanh nghiệp không lập sổ chủ nguồn thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Chất thải nguy hại nằm trong danh mục cần thu gom và xử lý của một số lĩnh vực, ngành nghề sản xuất. Việc phát triển công nghiệp kéo theo hàng loạt hệ lụy liên quan đến môi trường.
Ô nhiễm từ CTNH không còn là vấn đề của mỗi doanh nghiệp mà trở thành bài toán nan giải của toàn xã hội. Việc quy định các hoạt động thu gom và xử lý CTNH đúng cách, đúng kỹ thuật ngày càng quan trọng và cần thiết.
Vai trò của sổ chủ nguồn thải
Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải được thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Tất cả đối tượng quy định trong Thông tư 36/2016/TT-BTNMT phải hoàn thành việc cung cấp số liệu, loại chất thải đến cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp cũng định kỳ lập báo cáo tình hình quản lý và quy trình xử lý CTNH theo mẫu sẵn có đến cơ quan quản lý.
Có thể xuất phát từ lý do này đến lý do khác mà một số trường hợp Doanh nghiệp chưa đăng ký sổ chủ, chưa có kế hoạch xử lý CTNH đúng cách. Hơn hết, nếu không thực hiện bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính vì thiếu hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần có.
Vậy việc lập sổ chủ nguồn thải sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đến môi trường. Thông qua các báo cáo CTNH định kỳ mà cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm soát các quy trình xử lý chất thải có phù hợp với quy định hay không.
Một số mức xử phạt về quản lý CTNH
Từ 5 – 10 triệu đồng đối với:
- Báo cáo quản lý CTNH định kỳ của doanh nghiệp không có hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu.
- Kê khai không đúng, không đầy đủ CTNH đã chuyển giao như chứng từ chất thải nguy hại.
- Chủ dự án không báo cáo về việc lưu giữ CTNH quá 6 tháng kể từ ngày phát sinh đến cơ quan nhà nước.
- Cơ quan có thẩm quyền không nhận được chứng từ CTNH.
Từ 10 – 20 triệu đồng đối với:
- Chất thải đã sử dụng không được lưu trữ, không báo cáo quản lý CTNH và hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý CTNH.
- CTNH không được thu gom, CTNH để ở ngoài trời gây ô nhiễm môi trường.
Từ 20 – 30 triệu đồng đối với:
- Không đăng ký nguồn thải CTNH hoặc không đăng ký cấp lại sổ chủ nguồn thải.
Từ 30 – 40 triệu đồng đối với:
- Chủ dự án không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý CTNH trước khi chuyển giao và xử lý CTNH.
- Không chuyển giao chất thải đến đơn vị thu gom và xử lý theo đúng quy định như nội dung báo cáo định kỳ gửi đến Bộ TNMT.
- CTNH không được phân định, phân loại, xác định số lượng, khối lượng chất thải; chủ dự án báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước.
- Không có khu vực lưu giữ CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Từ 5 – 100 triệu đồng đối với:
- Chất thải để lẫn với chất thải khác không cùng tính chất, không cùng phương pháp xử lý.
Từ 10 – 250 triệu đồng đối với:
- Việc chuyển giao, mua, cho, bán chất thải đến đơn vị không có giấy phép xử lý.
Từ 200 – 250 triệu đồng đối với:
- Tràn chất thải hoặc sự cố tràn đổ CTNH ra môi trường đất, nước mặt, nước ngầm.
- Chủ dự án tự ý tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng mà chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung như sổ chủ nguồn thải đã đăng ký.
Từ 100 - 500 triệu đồng đối với:
- Chủ dự án tự ý chôn lấp, đổ bừa bãi chất thải nguy hại trái với quy định về BVMT.
Trường hợp phạt từ 500 triệu - 1 tỷ đồng đối với:
- Cơ sở sản xuất tự chuyển giao, mua, bán chất hữu cơ khó phân hủy cần loại trừ theo quy định trong Phụ lục A của Công ước Stockholm về chất ô nhiễm khó phân hủy.
- Tự ý chôn lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần loại trừ theo quy định trong Phụ lục A của Công ước Stockholm trái với quy định với khối lượng dưới 3.000 kg.
Sổ chủ nguồn thải thuộc một trong những các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có. Nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn hoặc giải đáp bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.