Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Mức thu phí sử dụng nguồn nước thải sinh hoạt


1481 Lượt xem - Update nội dung: 05-12-2019 12:01

Đã kiểm duyệt nội dung

Tại khoản 3 và 4 Điều 5 Nghị định 154/2016/NĐ-CP thì mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt 10% so với 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế VAT. Đối với trường hợp thu phí cao hơn phải thông qua hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW sẽ quy định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương, trường hợp cụ thể. Trong đó mức phí đối với nước thải công nghiệp với mức cố định 1,5 triệu/năm, chưa kể đến các chi phí phát sinh.

Vì sao phải thu phí bảo vệ môi trường?

Dân cư đô thị ở nước ta tập trung khoảng 35 triệu dân chiếm 38% dân số cả nước nhưng chỉ có 2,5 triệu người được đấu nối với hệ thống thu gom và XLNT tập trung. Tuy nhiên, mật độ dân cư thành phố tăng cao theo từng năm đè nặng áp lực lên cơ sở hạ tầng quốc gia, kể cả hệ thống cấp thoát nước chung. Chưa kể đến các công ty môi trường cũng vì thế mà rất khó xử lý vì lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm diễn biến khá phức tạp.

phí bảo vệ môi trường

Hiện nay, cả thành phố và vùng nông thôn đã bắt đầu thu phí đối với bảo vệ môi trường với mức phí 10%. Trong đó, từ ngày 1/1/2017 vùng nông thôn sẽ bắt đầu áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có khai thác nước để sử dụng, trừ một số trường hợp nằm trong vùng miễn trừ. Đa phần tình trạng môi trường xấu đi chủ yếu bắt nguồn từ 80% nước thải sinh hoạt và chúng có xu hướng ngày càng tăng lên.

Cũng theo Bộ Tài chính, không thu phí đối với nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước sử dụng dựa vào tiêu chí đánh giá với điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như không tạo thêm gánh nặng tài chính đối với đối tượng có điều kiện thu nhập thấp.

Ở nông thôn có tới 60% dân số còn tiếp cận với công nghệ lạc hậu, nước thải của con người và động vật trực tiếp đổ ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ hoặc bị rửa trôi khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề về mặt hữu cơ và vi sinh. Chưa kể đến việc người dân còn lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu cộng với ý thức kém của người gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước và đe dọa đến chất lượng nguồn nước. Cho nên, xử lý nước thải chăn nuôi tại đây cũng gặp không ít khó khăn.

Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt?

Phí đóng đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng (m3)

X

Giá bán nước sạch (đồng/m3)

X

Mức phí

Đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí sẽ được cơ quan căn cứ để thu mức phí phù hợp.

Đối với trường hợp chưa lắp đặt đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ được tính theo định mức lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng đối tượng sử dụng.

phí bảo vệ môi trường

Đối với trường hợp tự khai thác nước thì lượng nước sạch sẽ căn cứ vào số người trong sổ hộ khẩu gia đình; bản chấm công, hợp đồng, bảng lương đối với tổ chức không sản xuất, chế biến; lượng nước sạch bình quân theo đầu người tại xã, phường, thị trấn.

Vấn đề bất cập trong việc thu phí

Đối với đối tượng như cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản được quy định là đối tượng phải đóng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Đối với các hoạt động khai thác khoáng sản, lượng nước mà họ sử dụng chủ yếu đến từ nước mưa; các loại hình khai thác cát lại không hề sử dụng nước nhưng lại nằm trong diện phải đóng phí BVMT đã gây ra không ít bàn cãi. Không chỉ gây nhiều bức xúc đối với chủ doanh nghiệp mà còn gây nhiều khó khăn đối với cơ quan chức năng trong việc tính toán lưu lượng và áp dụng mức phí phù hợp.

Nông thôn là nơi tập trung nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung với số lượng và quy mô khác nhau. Các trang trại, hộ gia đình tự phát, nhỏ lẻ lượng nước phát sinh không lớn, chưa kể đến tình hình phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và eo hẹp nên nếu bắt người dân chịu thêm mức phí khoảng 1,5 triệu/năm sẽ tạo thêm gánh nặng lớn. Đây cũng là vấn đề chung trong các khâu xử lý nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp.

mức thu phí sử dụng nguồn nước thải sinh hoạt

Ở một số địa phương như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình việc áp dụng mức phí 1,5 triệu đồng/năm đối với tất cả đối tượng có nguồn xả dưới 20 m3/ngày đêm là không phù hợp. Họ cho rằng, đối với cơ sở sản xuất với lưu lượng nước thải dưới 20 m3/ngày đêm nhưng vẫn phải nộp 1,5 triệu đồng/năm là không công bằng.

Dự kiến phí thu nước thải sinh hoạt sẽ tăng lên trong nhiều năm tới, các địa phương đang xây dựng lại đơn giá xử lý nước thải. Được biết giá xử lý nước thải tại mỗi địa điểm sẽ không giống nhau, nơi có công nghệ cao chi phí tới 8.000 đồng/m3, nơi có công nghệ thấp chi phí khoảng 2.000 đồng/m3. Chẳng hạn như các cơ sở cơ khí, may mặc có lượng nước rất ít, nhiều nơi chỉ sử dụng lượng nước dưới 5 m3/ngày đêm nhưng vẫn phải đóng 1,5 triệu đồng/năm là chưa phù hợp. Vì thế, Bộ Tài chính cần có những thay đổi và điều chỉnh việc nộp phí sao cho phù hợp nhất.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(17:06 11-12-2024)
Dịch vụ Vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả sẽ giúp tối ưu chi phí, giúp hệ thống hoạt động ...
(17:00 11-12-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(10:03 11-12-2024)
Nước thải của nhà máy trên là nước thải sinh hoạt, với công suất thiết kế 100m3/ngày.đêm sẽ có chi phí dao động ...
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768